Người học không chỉ học thuộc những ý chính, những mốc thời gian, những số liệu hay sự kiện cụ thể mà còn biết liên hệ mở rộng để làm bài đạt hiệu quả tốt nhất.
Môn Sử: Trong giờ học, cần chú ý nghe giảng, cố gắng liên kết các bài học, dạng bài với nhau để tìm ra điểm giống và khác nhau. Đây là môn học được đánh giá là khó nhằn với khá nhiều bạn, nhưng nó sẽ thật đơn giản nếu ta có phương pháp học hiệu quả. Các bạn có thể phân theo các mốc thời gian cụ thể, sự kiện cụ thể hay những ý chính cần nắm chắc, đọc sách tham khảo, tập làm quen với các câu hỏi mang tính chất tổng hợp, ngoài ra có thể xem những tư liệu lịch sử, bằng chứng thật sẽ cụ thể và dễ nhớ hơn.
Không nên bỏ qua phần sử thế giới, vì đó là phần dễ học và dễ lấy điểm. Phần sử Việt Nam thì cố gắng học từng giai đoạn, chứ không nên nhồi nhét kiến thức.
Môn Văn: Cả thơ và văn xuôi, cần tìm ý chính xuyên suốt bài, không được quên nghệ thuật vì tuy nó là phần nhỏ nhưng rất quan trọng.
Hơn nữa, các bạn nên tham khảo những dẫn chứng từ thực tế cuộc sống hay sách báo để lấy dẫn chứng sinh động nhất cho bài văn Nghị luận xã hội và phân tích tác phẩm văn học thêm sâu sắc. Liên hệ thực tế sẽ giúp chúng ta nhớ lâu hơn.
Môn Địa lý: bạn nên nắm chắc các dạng biểu đồ, nhận xét cũng như giải thích biểu đồ, điều này không những giúp ta vừa ôn lại lý thuyết mà còn rèn luyện được cách phân tích sâu biểu đồ. Đặc biệt là việc phân tích các biểu đồ thường có motip gần giống nhau. Alat là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp các bạn học Địa lý dễ nhớ hơn.
.....Hết.....
Các bạn like Page Góc Khối C trên Facebook để cập nhập những bài mới nhất nhé, link Page của Góc Khối C trên Face đây https://www.facebook.com/GocKhoiC :)