Một bản đồ tư duy về Lịch sử ngày thành lập Đảng. Nguồn Internet |
Sơ đồ tư duy là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Mind Mapping là một phương pháp rất hiệu quả trong việc ghi chú bài học, những sơ đồ tư duy không chỉ đưa ra những dữ liệu mà còn cả cấu trúc chung của một môn học và mối quan hệ quan trọng của các phần với nhau. Chúng giúp cho học sinh có thể liên kết các ý tưởng và tạo ra những mối liên hệ mà học sinh không thể tạo ra bằng những cách khác được.
2. Cách lập một sơ đồ tư duy hiệu quả
Hãy viết tiêu đề của một chủ đề mà bạn đang nghiên cứu ở giữa trang giấy và vẽ một vòng tròn xung quanh nó. Tạo cho trung tâm một hình ảnh rõ ràng và “mạnh” miêu tả được nội dung tổng quất của toàn bộ mind map.
Khi bạn bắt đầu đi từ những ý chính của chủ đề mà mình đã lựa chọn (hoặc những sự kiện hay thông tin quan trọng mà liên quan đến chủ đề) hãy vẽ những đường xuất phát từ vòng tròn chứa tiêu đề và đặt tên những đường thẳng phù hợp với ý chính đã chọn.
Mỗi ý quan trọng vẽ một đường phân nhánh xuất phát từ hình trung tâm và nối với một ý phụ;
Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng à thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều các đường thẳng buồn tẻ.
Từ mỗi ý quan trọng, lại vẽ các phân nhánh mới các ý phụ bổ sung cho ý đó. Từ các ý phụ này lại, mở ra các phân nhánh chi tiết cho mỗi ý. Tiếp tục vẽ hình phân nhánh các ý cho đến khi đạt được giản đồ chi tiết nhất (hình rễ cây mà gốc chính là đề tài đang làm việc).
Chú ý: Khi bạn nắm được các công đoạn để tạo ra một lược đồ tư duy, bạn có thể phát triển sự sáng tạo của riêng mình để đưa ra một lược đồ ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu nhất. Nhưng bạn cũng nên để ý những điểm nhỏ sau để lược đồ tư duy của mình đạt hiệu quả cao:
- Sử dụng màu sắc để làm nổi bật vấn đề và màu sắc sẽ nâng cao chất lượng và vận tốc ghi nhớ.
- Những gì không có trong trình bày thì không nên đưa vào mindmap.
- Sử dụng mũi tên, biểu tượng hoặc những hình ảnh để chỉ ra sự liên kết.
- Đừng để bị tắc ở một khu vực. Nếu cạn kiệt suy nghĩ thì chuyển sang nhánh khác.
- Ghi ngay ý tưởng vào nơi hợp lý ngay khi nghĩ ra nó. Đừng lưỡng lự.
- Nếu viết chữ thì cô đọng nó thành một từ khóa chính (danh từ kép chẳng hạn).
3. Có nhiều cách vẽ sơ đồ tư duy. Tốt nhất là bạn nên tự vẽ theo cách học mà mình thấy hiệu quả chứ không nhất thiết theo một mô tuýp nào. Càng đơn giản càng dễ học, dễ nắm bắt hơn.
Và điều cuối cùng bạn cần nhớ rằng công việc học là một công việc lâu dài và đòi hỏi người học phải có những ý tưởng sáng tạo của riêng mình. Bạn hãy thử bắt đầu bằng việc lập một lược đồ tư duy về một chủ đề nào đó bạn sẽ thấy bài học của mình sinh động và hào hứng lên rất nhiều
Sưu tầm Nguồn Facebook
Các bạn like Page Góc Khối C trên Facebook để cập nhập những bài mới nhất nhé, link Page của Góc Khối C trên Face đây https://www.facebook.com/GocKhoiC :)