9 Bí quyết học và làm bài thi môn Lịch sử

"Lịch sử như một câu chuyện dài với nhiều sự kiện, nhiều chương, hồi được liên kết logic với nhau theo trật tự thời gian và luôn có quan hệ nhân quả. Lịch sử đem lại cho chúng ta những suy nghẫm rất quí giá về cuộc sống. Nếu hiểu được điều ấy, và biết học sử một cách có phương pháp, các em học sinh sẽ không còn thấy đây là một môn học khô khan nữa." TS. Nguyễn Quang Liệu, trường ĐHKHXH&NV chia sẻ suy nghĩ của mình về cách dạy và học Sử. Thầy cũng chia sẻ một số bí kíp để học và làm bài thi môn Lịch sử một cách tốt nhất.


9 Bí quyết học và làm bài thi môn Lịch sử
TS Nguyễn Quang Liệu, ĐHKHXH & NV
Nội dung chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12 bắt đầu từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất và kết thúc vào năm 2000. Nội dung chương trình lịch sử thế giới bắt đầu từ sự kiện chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc năm 1945 kéo dài cho đến năm 2000. Đây là khối lượng kiến thức Lịch sử rất lớn mà các em học sinh phải nắm được trong một khoảng thời gian ôn thi rất ngắn. Vì vậy, chúng ta phải biết cách học và cách làm bài thi thì mới có kết quả tốt. Sau đây là những kinh nghiệm của cá nhân tôi rút ra sau nhiều năm nghiên cứu, giảng dạy môn Lịch sử cho nhiều đối tượng học sinh, sinh viên, học viên.


Thứ nhất, học sinh phải có cái nhìn tổng thể về lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới trong chương trình ôn thi đại học. Khi học, yêu cầu đầu tiên là các em phải có phương pháp phân kì lịch sử, phải vẽ được bức tranh lịch sử gồm nhiều giai đoạn với tên gọi và những đặc điểm riêng của từng giai đoạn. Tiếp đó, với mỗi giai đoạn, các em lại đi sâu nắm những nội dung và sự kiện chính, có ý nghĩa quan trọng. Nếu không làm tốt được điều này ngay từ lúc bắt đầu học thì học sinh dễ rơi vào “mê cung” những sự kiện, nội dung chồng chéo mà không định vị được vị trí từng nội dung, từng sự kiện nằm trong giai đoạn nào của lịch sử Việt Nam.

Ví dụ, theo tôi, tổng quan Lịch sử Việt Nam từ 1919-2000 có thể được phân kì thành 5 giai đoạn lớn:

  • Giai đoạn 1919-1930: thời kì vận động thành lập Đảng.
  • Giai đoạn 1930-1945: đấu tranh giành chính quyền.
  • Gian đoạn 1945-1954: bảo vệ chính quyền và tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
  • Giai đoạn 1954-1975: Cách mạng XHCN miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
  • Giai đoạn 1975 đến năm 2000.

* Ở cấp độ thứ hai, trong từng giai đoạn, chúng ta lại phải xác định các nội dung chính. Ví dụ: trong giai đoạn 1919-1930 không được quên các nội dung sau:

  • Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ II của thực dân Pháp
  • Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam
  • Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản gắn liền với vai trò của Nguyễn Ái Quốc.
  • Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng.

* Ở cấp độ thứ 3, khi triển khai nội dung về phong trào yêu nước của giai cấp vô sản gắn với vai trò của Nguyễn Ái Quốc, cần nắm các nội dung sau:

  • Hoàn cảnh tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.
  • Quá trình đi tìm đường (1911-1920).
  • Quá trình chuẩn bị về chính trị tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng (1921-1929).

Nếu nắm vấn đề theo “cây” sơ đồ như trên sẽ rất dễ hiểu, dễ học, dễ nhớ. Nhưng trên thực tế, rất nhiều học sinh lại học theo hướng “từ dưới lên”, tức là học từ các sự kiện và từng giai đoạn cụ thể mà không có cái nhìn tổng thể và móc xích chúng lại với nhau.

Thứ hai, lịch sử là một dòng chảy với những sự kiện liên tục, diễn ra theo trình tự thời gian. Các sự kiện lịch sử thường có liên quan logic với nhau, sự kiện này là nguyên nhân dẫn đến sự kiện kia. Nếu chúng ta hiểu quy luật này thì học Lịch sử rất dễ. Còn nếu học kiểu nhảy cóc, học vẹt, thiếu sự liên kết thì rất khó nhớ.

Ví dụ: Tại sao có sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam? Là do công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp làm xuất hiện các giai cấp trong xã hội Việt Nam. Không chịu được ách áp bức bóc lột, các giai cấp lần lượt đứng lên chống lại thực dân Pháp. Xuất hiện phong trào đấu tranh yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản nhưng phong trào này nhanh chóng thất bại. Tiếp đó, ngọn cở đấu tranh thuộc về giai cấp vô sản. Và sau khi giai cấp vô sản xác định được sứ mệnh của mình rồi thì có nhu cầu xuất hiện một tổ chức chính trị của giai cấp vô sản. Từ đó dẫn đến sự ra đời của nhiều tổ chức khác nhau như: Đông dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn và cuối cùng là hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ấy để thành lập nên Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930.

Thứ ba, với mỗi nội dung học, học sinh phải nắm được những sự kiện chính và trả lời được các câu hỏi: diễn ra ở đâu, thời gian nào, diễn ra làm sao và ý nghĩa của sự kiện như thế nào?

Ví dụ: đề thi hỏi về chiến dịch Biên giới năm 1950, các em phải bám sát và trả lời được các câu hỏi: âm mưu thủ đoạn của địch là gì? chủ trương kế hoạch của ta? diễn biến, kết quả và ý nghĩa?

Thứ tư, rất nhiều người nghĩ học Lịch sử chỉ đơn thuần là học thuộc, đó là một quan niệm sai lầm. Học thuộc nhưng phải trên cơ sở quan trọng là phải hiểu, phải xâu chuỗi được các sự kiện thành một câu chuyện lịch sử, có trình tự, có nguyên nhân – kết quả thoả đáng, có giá trị và ý nghĩa trong tiến trình lịch sử nói riêng và trong cuộc sống nói chung, khi ấy bạn sẽ thấy câu chuyện lịch sử ấy rất hấp dẫn.

Thứ năm, học sinh phải vẽ được sơ đồ của từng giai đoạn lịch sử, sau đó mới triển khai các nội dung chi tiết. Học Sử phải chú ý phương pháp đồng đại: trình bày một sự kiện nhưng đặt nó trong bối cảnh trong nước và quốc tế như thế nào? Các nội dung học phải được hệ thống thành các ý chi tiết, làm được điều này, sẽ giúp học sinh ăn điểm khi làm bài thi.

Ví dụ: đề thi hỏi về vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự thành lập Đảng? Học sinh cần xây dựng được đề cương sau: hoàn cảnh trong nước và thế giới; quá trình tìm đường; quá trình chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức…

9 Bí quyết học và làm bài thi môn Lịch sử
Ảnh minh họa, Nguồn Internet
Thứ sáu, khi ôn thi Lịch sử cần phải viết ra giấy. Với mỗi nội dung ôn tập cần được chi tiết hoá theo kiểu sơ đồ như đã nói ở trên, xem có bao nhiêu ý, có bao nhiêu sự kiện quan trọng cần nắm. Nếu học sinh hiểu bài, viết ra được các ý và nhớ các sự kiện theo trình tự, logic, móc xích thì sẽ không bao giờ quên bài. Tránh học theo kiểu chỉ ôm sách đọc lơ mơ, gây cảm giác mệt mỏi, chán nản, kém hứng thú.

Khi tìm đọc sách tham khảo phải chú ý xem nguồn gốc của sách vì hiện có nhiều sách có nội dung rất xa với kiến thức trong sách giáo khoa, chưa kể những cuốn sách Lịch sử viết chất lượng không tốt. Học sinh chỉ nên dùng sách tham khảo với các kiến thức nâng cao trên cơ sở đã nắm vững được kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. Nếu không thì việc đọc sách tham khảo cũng không có hiệu quả, chỉ làm phân tâm và rối trí thêm.

Học xong, các em phải kiểm tra tính hệ thống của toàn bộ nội dung đã học bằng cách viết ra theo hệ thống cây thư mục, xem thử bức tranh lịch sử có đoạn nào bị “khuyết” không, nếu có tức là còn nội dung mà mình nắm chưa vững, cần bổ sung vào.

Điều đặc biệt cần ghi nhớ là tất cả những nội dung đã được đưa vào sách giáo khoa đều quan trọng như nhau, các em cần phải nắm chắc. Bỏ bất kì một nội dung nào cũng đều làm kiến thức của các em bị thiếu hụt, dẫn đến nhận thức vấn đề không chắc. Hiện nay, ngay cả nhiều giáo viên khi dạy cho học sinh cũng vô tình khuyến khích các em học “tủ” khi cho rằng: nội dung nào thi năm ngoái rồi thì năm nay sẽ không ra đề nữa, điều đó là không nên.

Ví dụ: không học nội dung về xây dựng CNXH ở miền Bắc thì làm sao hiểu là miền Bắc đã hậu thuẫn vững chắc, là nhân tố quan trọng cho chiến thắng của cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ?

Thứ bảy, về cách làm bài:

  • Nguyên tắc đầu tiên là phải đọc thật kĩ đề bài, gạch chân những cụm từ quan trọng trong đề để xác định xem hỏi gì. Đây là nguyên tắc quan trọng số một, vì nếu định hướng này sai ngay từ đầu thì phần làm bài cũng sẽ sai.
  • Tiếp theo là lập dàn ý cho câu trả lời. Đề cương phần trả lời càng chi tiết thì kết quả đem lại càng cao. Ngoài ra, động tác này cũng giúp học sinh khi trả lời không bị sót ý.
  • Chọn câu dễ làm trước, tuy nhiên phải tập trung cho những câu nhiều điểm. Bởi nếu bạn có tập trung viết rất tốt một câu, mà câu ấy lại được ít điểm, mà bỏ qua các câu khác thì số điểm của bạn cũng chỉ được tối đa theo “barem” chấm của câu ấy.
  • Cân đối thời gian làm bài, phân phối đều thời gian cho các câu. Điều này có thể thực hiện rất đơn giản bằng cách lấy thời gian làm bài chia cho số điểm để ra thời gian tối đa bạn có thể dành cho một câu.
  • Khi làm bài đi thẳng vào vấn đề, tránh trường hợp trình bày lan man, dài dòng. Hỏi gì trả lời đúng nội dung ấy.

* Ví dụ: đề thi hỏi về ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng CSVN, bạn không cần trình bày hoàn cảnh ra đi tìm đường cứu nước, vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự thành lập Đảng… Vì bạn có mất thời gian trình bày rất hay nhưng cũng không được điểm với nội dung mà đề thi không yêu cầu.

– Khi làm xong nên kiểm tra lại bài thi một lần cuối để chắc rằng các sự kiện, các con số được nêu trong bài là chính xác. Cần tuyệt đối chú ý, những gì không chắc chắn thì không nên đưa vào nội dung bài thi, đặc biệt là những con số, thời gian…

Thứ tám, một số lỗi rất hay mắc trong các bài thi đại học môn Lịch sử:

– Xác định nội dung trả lời không đúng, hỏi một đằng trả lời một nẻo vì bị sai ngay từ khâu xác định đề thi hỏi về vấn đề gì.

* Ví dụ: đề thi hỏi về quá trình chuẩn bị chính trị, tư tưởng và tổ chức của Nguyễn Ái Quốc cho sự ra đời của Đảng CSVN. Nhiều thí sinh lại trình bày lan man về quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc. Các em nên trả lời đi thẳng vào vấn đề theo cách sau: “sau khi tìm được chân lí cứu nước đúng đắn, Nguyễn Ái Quốc đã tiến hành một cuộc đấu tranh kiên trì, bền bỉ để truyền bá chủ nghĩa Mác Lê nin, tích cực chuẩn bị những điều kiện về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng, quá trình đó thể hiện qua những sự kiện như sau….”.

  • Trả lời sót ý do vội làm bài ngay, không vạch ra dàn ý chi tiết. Lỗi này rất phổ biến nên dẫn đến tình trạng nhiều bạn làm xong câu 2 rồi mới viết thêm phần bổ sung ý của 1.
  • Cách trình bày không rõ ràng, viết lan man, chung chung, bài thi dài hai, ba trang nhưng không nêu được ý chính.
  • Năm tháng và sự kiện nhớ không chính xác nên viết “bừa” vì nhiều thí sinh nghĩ rằng: viết nhiều còn hơn là thiếu.
  • Đầu voi đuôi chuột, nghĩa là câu thì trả lời dài lê thê, câu thì không còn thời gian nên trả lời rất ngắn, cụt ý.

Thứ chín, trong số các lỗi mắc phải khi học Sử, lỗi phổ biến và “nặng” nhất của học sinh là không phân kì được các giai đoạn lịch sử, tức là không vẽ được bức tranh toàn cảnh về lịch sử Việt Nam theo các giai đoạn. Đó là do các thầy cô đã không dạy các em phương pháp học đúng, mà vô tình làm cho môn Sử trở nên nặng nề, kém hấp dẫn.

Theo kinh nghiệm chấm bài nhiều năm, những bài thi Lịch sử đạt điểm 9 hoặc 9,5 đều có những đặc điểm chung như sau: thí sinh nắm bài rất chắc, nội dung trình bày đầy đủ, cách trình bày rõ ràng và đặc biệt biết phân tích nâng cao. Nhiều em biết phối hợp phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp đồng đại để trả lời nên bài làm rất rõ nét và sâu sắc.

* Ví dụ: đề thi đề nghị trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc. Bài làm trình bày đủ bốn nguyên nhân sau: có đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, truyền thống đấu tranh kiên cường của nhân dân, có hậu phương vững chắc, vận dụng tốt các mối quan hệ quốc tế. Ngoài ra, nâng lên một bước, thí sinh đó còn trình bày và phân tích được rằng: trong số bốn nguyên nhân trên thì sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nguyên nhân quyết định vì có đường lối đúng thì mới phát huy được các nhân tố khác.

Thanh Hà ussh.vnu.edu.vn

Các bạn like Page Góc Khối C trên Facebook để cập nhập những bài mới nhất nhé, link Page của Góc Khối C trên Face đây https://www.facebook.com/GocKhoiC  :)

3 lỗi thường gặp khi làm bài Lịch sử và cách khắc phục

Chuyên gia Lịch sử Tưởng Phi Thọ, trường Đại học sư phạm Tp, Hồ Chí Minh đã chia sẻ những lỗi thí sinh hay mắc phải khi làm bài môn Lịch sử và cách khắc phục.

3 lỗi thường gặp khi làm bài thi môn Lịch sử
Ảnh minh họa, nguồn Internet
Những lỗi nào thí sinh hay mắc phải khi làm bài thi môn sử, cách ôn bài thế nào cho hiệu quả và nên chú ý những điểm gì khi làm bài là những nội dung chính trong phần chia sẻ của chuyên gia Lịch sử Tưởng Phi Thọ, đến từ khoa Sử, trường ĐH Sư Phạm Tp.HCM qua báo Người đưa tin.


1: Những lỗi thí sinh thường mắc phải

  • Một là, học không đủ thời gian, không đủ nội dung, học tủ.
  • Hai là, học theo kiểu “thuộc lòng” nên khó hiểu, lâu nhớ, mau quên.
  • Ba là, ít hoặc không tham khảo đề thi, đáp án của một vài năm trước nên thiếu kinh nghiệm làm bài.

2: Ôn bài như thế nào?
Phải học đủ nội dung cơ bản, không bỏ sót; không học tủ, không đoán mò. Không nên học thuộc lòng mà cần vạch ra các ý chính để trả lời cho mỗi mục, từng câu hỏi hay nội dung. Ví dụ:

. Đối với câu hỏi về diễn biến, quá trình (ví dụ, diễn biến của Tổng khởi nghĩa tháng 8.1945 …), nên chọn sự kiện ứng với các mốc mở đầu, đỉnh cao, kết thúc và một số sự kiện quan trọng khác rồi trình bày chúng theo trình tự thời gian.

. Đối với câu hỏi về nội dung (cương lĩnh, hiệp định, chính sách) cần có đủ các ý ở dạng tóm tắt. Ví dụ, nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của ĐCSVN gồm các ý: đường lối, nhiệm vụ, lực lượng, lãnh đạo, quan hệ quốc tế cùng với ý kiến đánh giá về Cương lĩnh.

. Về nguyên nhân thắng lợi, có thể tóm tắt các ý 1, 2, 3 … hoặc gọi tên các ý. Ví dụ, hai nguyên nhân thành công của CMT8 năm 1945 là khách quan và chủ quan. Bốn nguyên nhân thắng lợi của KCCP (và cả KCCM) thuộc về vai trò của Đảng ta, dân ta, hậu phương và quốc tế.

. Về ý nghĩa lịch sử (tức là tác dụng) thì tùy theo từng sự kiện. Ví dụ, ý nghĩa thắng lợi của một cuộc cách mạng hay kháng chiến thường có hai ý lớn: một là, đối với dân tộc (gồm 2 ý nhỏ là thắng lợi đó kết thúc cái gì và mở ra cái gì); hai là, đối với quốc tế (cũng gồm 2 ý nhỏ là thắng lợi đó tác động ra sao đến các lực lượng cách mạng và phản cách mạng khu vực và quốc tế) …

Sau khi vạch ra các ý, các em gấp sách, vở lại rồi luyện nói đầy đủ các ý đó theo ngôn ngữ của mình đến khi nhớ thì thôi. Không cần nói giống hệt câu chữ SGK, miễn đúng là được. Tham khảo đề thi, đáp án vài năm gần đây để biết liều lượng trình bày thế nào là vừa. Hai bạn cùng học, nói cho nhau nghe sẽ có kết quả tốt.

Đề thi kiểm tra xem thí sinh biết và hiểu đến đâu. “Biết” là trình bày đúng những sự kiện cơ bản của một quá trình (đấu tranh, xây dựng) hay những nội dung cốt yếu của một đường lối, chính sách, văn kiện. “Hiểu” là giải thích, phân tích, tổng hợp, đánh giá được những sự kiện, nội dung ấy theo yêu cầu của đề bài. Đề cũng có thể yêu cầu thí sinh nhận diện sự kiện lịch sử sau khi cho biết đặc điểm, ý nghĩa của sự kiện đó. Ví dụ, hội nghị nào của Đảng ta đã quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh? hay trong KCCP, bộ đội ta đã giành được thế chủ động chiến lược trên chiến trường chính sau chiến thắng quân sự nào? … Vì vậy, thí sinh không chỉ nhớ các sự kiện lịch sử cơ bản đã diễn ra như thế nào mà còn phải nắm vững đặc điểm, ý nghĩa của chúng.

Nên so sánh để tránh nhầm lẫn các sự kiện. Ví dụ, so sánh nội dung, ý nghĩa Cương lĩnh chính trị (tháng 2/1930) với Luận cương (tháng 10/1930) của Đảng ta; hội nghị TƯ tháng 11/1939 với hội nghị TƯ 8, tháng 5/1941; chiến dịch Việt Bắc (1947) với chiến dịch Biên giới (1950); hiệp định Genève (1954) với hiệp định Paris (1973) …

Cũng cần nắm vững các thuật ngữ, khái niệm (như “khởi nghĩa”, “kháng chiến”, “quân chủ”, “cộng hòa”, “hội nghị”, “đại hội” …) để dùng cho đúng. Trong kỳ thi TSĐH năm 2007, nhiều thí sinh đành bỏ câu nhiều điểm nhất vì không hiểu “quyền dân tộc cơ bản” nghĩa là gì (!).

3: Những điều cần chú ý khi làm bài

  • Đọc kỹ đề bài để xác định đúng yêu cầu (về nội dung, phạm vi …), tránh lạc đề.
  • Nên làm nháp để sắp xếp kiến thức theo trình tự, biết được các ý thiếu, đủ ra sao và phân phối thời gian hợp lý cho mỗi câu. Có thể làm câu dễ trước, câu khó sau, nếu được phép.
  • Trả lời thẳng vào yêu cầu của từng câu hỏi.
  • Sau khi trình bày xong nội dung ở mỗi câu, nên có kết luận ngắn.
  • Không nên ra về sớm để tận dụng hết thời gian đọc lại, bổ sung, sửa chữa bài làm.
Phan Chính – Người đưa tin

Các bạn like Page Góc Khối C trên Facebook để cập nhập những bài mới nhất nhé, link Page của Góc Khối C trên Face đây https://www.facebook.com/GocKhoiC  :)

7 Kĩ năng đơn giản giúp bạn học bài nhanh thuộc nhớ lâu

Để học tập đạt kết quả cao, bên cạnh sự chăm chỉ chịu khó, thì những kĩ năng cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Hi vọng với 7 kĩ năng sau sẽ giúp bạn học tốt các môn khối C.

7 Kĩ năng đơn giản giúp bạn học bài nhanh thuộc nhớ lâu

Mỗi một môn học yêu cầu những kỹ năng khác nhau, nhưng đối với tất cả các môn học, đặc biệt là những môn học xã hội điển hình như văn, sử, địa,… thì kỹ năng để học bài sao cho nhanh thuộc mà nhớ lâu đóng một vai trò quan trọng.


1. Hiểu rõ nội dung vấn đề bạn cần học thuộc
Đây là vấn đề đầu tiên và tiên quyết giúp bạn thuộc bài nhanh hơn. Nếu bạn không hiểu vấn đề thì bạn thuộc bài cũng chỉ như “học vẹt” mà thôi, suốt ngày cứ ê a “rắn là một loại bò, sát không chân” thì không những không đạt hiệu quả mà còn mất thời gian. Chính vì vậy, khi ở trên lớp, hãy cố gắng tiếp thu kiến thức được thầy cô truyền đạt, nắm rõ, hiểu đúng bản chất, chỗ nào không hiểu phải hỏi lại ngay và ghi chép cẩn thận. Làm như thế là bạn đã tiết kiệm được 50% thời gian học thuộc bài rồi đấy.
       
2. Trước khi học, hãy đọc một lượt nội dung từ trên xuống dưới, gạch dưới những từ, những ý quan trọng, có thể soạn lại bài và trình bày theo sở thích của bạn sao cho dễ học, dễ nhớ
Nắm được nội dung bài học một cách toàn diện và khái quát như thế sẽ giúp bạn học bài nhanh thuộc hơn rất nhiều vì trong đầu bạn đã hình dung ra được kết cấu, những kiến thức trọng tâm cần nắm.

3. Chia nội dung bài học thành những mục nhỏ
Có một điều chắc chắn rằng việc bạn phân bài học thành những mục nhỏ tương ứng với nội dung cụ thể sẽ giúp bạn học thuộc bài nhanh hơn và tập trung được nhiều thời gian cho những phần khó thuộc, khó nhớ. Đây chính là phương pháp “chia nhỏ mục tiêu”, bạn sẽ thấy sau khi học thuộc được 1 mục, 1 ý bạn sẽ có thêm động lực, sự hào hứng để học tiếp những phần khác.

4. Vừa học vừa liên hệ thực tế để khắc sâu kiến thức
Đặc biệt là những sự kiện, ngày tháng năm trong các môn lịch sử hay những đặc trưng cơ bản của các vùng địa lý. Bạn có thể liên tưởng các sự kiện lịch sử gắn với những sự kiện mà bản thân bạn đã thuộc nằm lòng, hay nhớ về những chuyến du lịch, những ấn tượng mạnh mẽ của bạn về một vùng đất nào đó, nếu bạn ở Huế thì những đặc điểm về khí hậu, kinh tế, con người của vùng Bắc Trung Bộ là quá đơn giản với bạn rồi phải không nào, thêm vào đó những liên hệ thực tế còn cho bạn những ví dụ minh họa sinh động và sắc nét trong quá trình vận dụng làm bài nữa đấy.
       
5. Kết hợp vừa học vừa ghi
Đây là phương pháp giúp bạn nhớ bài vừa nhanh, vừa sâu, vừa có hệ thống, vừa tăng cường khả năng tập trung. Đối với những đoạn dài bạn vừa nhẩm bài vừa ghi ra nháp những chữ mang tính chất nội dung trọng tâm thôi nhé. Riêng những công thức, những định nghĩa bạn nên ghi lại từ 2-3 lần, có thể nhiều hơn để nhớ lâu, nhớ sâu hơn nhé.

6. Tưởng tượng lại toàn bộ nội dung bài học sau khi học xong 
Một khi đã thuộc bài bạn sẽ nhớ được rất rõ những đặc điểm về thứ tự cách sắp xếp các ý, thậm chí cả dấu chấm, dấu phẩy, ngắt câu nữa đấy. Chính vì vậy, việc bạn tưởng tượng lại toàn bộ nội dung bài học chỉ lấy đi của bạn vài phút nhưng lại giúp bạn nhớ kiến thức một cách sâu sắc hơn, đây chính là cứu cánh rất hữu hiệu trong những trường hợp do bạn quá hồi hộp khi làm bài thi, bài kiểm tra mà quên mất đi những gì đã học. Một khi đã nhớ ra được hình ảnh bài học trong tưởng tượng ấy bạn sẽ lần lượt nhớ lại từng câu từng chữ trong bài rất hiệu quả.
       
7. Không gian học đóng vai trò rất quan trọng
Đối với những môn học bài, một không gian học tập trung, không có người ra vào, yên tĩnh, ánh sáng vừa đủ đóng một vai trò rất quan trọng. Để học bài nhanh thuộc bạn cần có sự tập trung cao độ, vừa nắm nội dung chính toàn bài, vừa nhẩm bài, vừa ghi chép, vừa khắc sâu những kiến thức quan trọng, nếu không gian học quá ồn ào, người ra vào liên tục, thiếu ánh sáng bạn sẽ mất tập trung và học mãi…nhưng chẳng thuộc chữ nào.

Rất nhiều bạn cứ than thở rằng “sao mình học mãi vẫn không thuộc bài” và đôi khi vào phòng thi hồi hộp quá nên “chẳng nhớ gì”, áp dụng 7 kỹ năng trên đây sẽ giúp bạn giải quyết được hiệu quả vấn đề, thuộc bài nhanh hơn và nắm kiến thức sâu sắc hơn. Chúc bạn áp dụng thành công nhé.

Cao Thị Ngọc Giang 
news.muctim.com.vn 

Các bạn like Page Góc Khối C trên Facebook để cập nhập những bài mới nhất nhé, Link Page của Góc Khối C trên Face đây https://www.facebook.com/GocKhoiC  :)

Kinh nghiệm làm bài thi đại học môn Lịch sử

Thầy Tưởng Phi Ngọ giảng viên bộ môn Lịch sử, trường Đại học sư phạm, Tp Hồ Chí Minh chia sẻ về kinh nghiệm làm bài thi đạt điểm cao môn học này.

Kinh nghiệm làm bài thi đại học môn Lịch sử


Thầy Ngọ nhấn mạnh những phương pháp để ghi nhớ khi học và những lưu ý khi làm bài môn Lịch sử. Theo thầy Ngọ, để nhớ sự kiện và mốc thời gian xảy ra sự kiện đó, nên lập bảng niên biểu ngắn gọn bao gồm một cột là mốc thời gian, một cột là tên sự kiện. Cách làm này có tác dụng nhớ lâu và chính xác hơn cách học thuộc thông thường.

Thí sinh nên giành 10 phút đọc đề thi, cầm đề thi nên đọc từ đầu đến cuối, sau đó mới làm bài, đọc kỹ từ đầu đến cuối xem câu nào chắc chắn thì làm trước, quá trình làm bài phải đi theo trật tự từ đầu đến cuối.
Với một chiến dịch, cuộc khởi nghĩa nào các em nên học theo tiến trình chung. Mỗi bài học đọc kỹ một lần rồi làm. Ví dụ: chiến tranh cục bộ sẽ bao gồm các nhánh chính là định nghĩa, âm mưu của địch, kế hoạch của ta, diễn biến, kết quả, ý nghĩa. Sau đó từ mỗi nhánh lại làm các tia nhỏ hơn. Việc học sơ đồ tia hiệu quả cao hơn rất nhiều so với việc học cả trang sách dài ngoằng. Và một điều nữa là học bằng cách nhìn vào chính chữ mình viết bao giờ cũng dễ nhớ hơn là nhìn vào chữ in.

Học Lịch sử bằng cách so sánh các sự kiện với nhau cũng là cách để nhanh nhớ, nhớ lâu. Ví dụ khi học về giai đoạn lịch sử từ 1961- 1975, nên so sánh ba chiến lược chiến tranh theo tiến trình học tập chung trên.

Khi học Lịch sử, không phải ai cũng có khả năng nhớ chi tiết các ngày tháng, con số. Do đó các em nên tập cho mình cách “nhớ tương đối”. Tức là, trong sự kiện không nhất thiết phải nhớ ngày mà chỉ cần nhớ tháng, năm hoặc là vào nhớ năm và khoảng thời gian trong năm xảy ra sự kiện đó. Ví dụ cuối năm 1925, Thu- Đông năm 1947. Tuy nhiên những sự kiện lớn, quan trọng của tiến trình lịch sử thì bắt buộc phải nhớ như các mốc thời gian mùng 2 tháng 9 năm 1945 hoặc 30 tháng 4 năm 1975,…

Khi làm bài thi các thí sinh nên sử dụng giấy nháp, cân đối thời gian làm bài hợp lý, viết bài theo công thức. Đồng thời phải biết cách vận dụng kiến thức tổng hợp. Biết phân bố thời gian khi làm bài thi cũng là một bí quyết để có thể đạt điểm cao, nên làm các câu dễ trước, câu khó sau. Điều này sẽ giúp cho thí sinh tránh được những căng thẳng không đáng có trong quá trình làm bài thi.

Về đề thi, cần lưu ý: Những người ra đề thường theo nguyên tắc chung của Bộ GD&ĐT là nội dung đề phải nằm trong chương trình THPT. Trong đó, thông thường chương trình lớp 12 chiếm 80 - 90% trong đề thi. Nhưng với lịch sử không nên học tủ vì câu hỏi thường hay lô -gíc với nhau.

Kiến thức lịch sử có hai bộ phân: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. Thí sinh thường hay nhớ nhầm, nhớ không đủ sự kiện, nhầm sự kiện này với sự kiện khác, không phân biệt được kiến thức cơ bản.

Đối với lịch sử thế giới thường ra đề trong phạm vi từ năm 1945 trở lại đây. Các thí sinh cũng nên chú ý tới lịch sử thế giới vì đây là phần câu hỏi dễ “ăn” điểm nhất vì không phải phân tích nhiều. Đặc biệt, học sinh nên chú ý học sách giáo khoa lịch sử xuất bản năm 1991.

Các câu hỏi trong đề thi thường hỏi vào thẳng vấn đề nên các em cũng đừng trả lời lan man mà hãy đi thẳng vào câu hỏi. Mỗi đề thì thường có một câu hỏi khó là câu bổ dọc (không theo trình tự trong sách mà bản thân thí sinh phải tự tư duy để tổng hợp lại). Hãy bình tĩnh và đọc thật kỹ câu hỏi ghi chi tiết các sự kiện em cho là cần thiết ra nháp để tránh thiếu khi làm bài, sau đó tìm các câu nối, câu lý giải hợp lý để liên kết các sự kiện lại với nhau là được. Đừng quên phải có câu tổng kết khẳng định lại câu trả lời của mình.

Cách viết một bài thi là phải có mở bài, thân bài và kết bài cho mỗi câu. Song ở phần thân bài, khi trình bày các ý phải rõ ràng và mạch lạc. Tốt nhất, nên xuống dòng khi hết mỗi ý. Bài thi trình bày sáng sủa cũng đã chiếm được nhiều cảm tình của các giáo viên chấm thi rồi.

Trong các bài làm, nếu như chỉ đơn thuần lại tái hiện các mốc thời gian và các sự kiện xảy ra thì bài làm đó sẽ không được đánh giá cao. Để có bài làm tốt, chất lượng, các em cần có những nhận định, so sánh và đánh giá, nếu như bản thân các em cảm thấy việc đánh giá, so sánh này khó hoặc là chưa tự tin thì có thể tham khảo các thầy cô khi dạy trên lớp và khi ôn tập.

Người Đưa Tin

Các bạn like Page Góc Khối C trên Facebook để cập nhập những bài mới nhất nhé, link Page của Góc Khối C trên Face đây https://www.facebook.com/GocKhoiC  :)

Khối C không chỉ học thuộc lòng

Các bạn sỹ tử thường nghĩ ôn thi khối C là chỉ cần học thuộc. Đây là một sai lầm “chết người”. Nếu chỉ học thuộc thì không thể nhớ lâu, dễ nhầm lẫn và rất tốn thời gian. Kiến thức khối C khá nặng nên cần có phương pháp phù hợp với từng người.


Khối C không chỉ học thuộc lòng

Người học không chỉ học thuộc những ý chính, những mốc thời gian, những số liệu hay sự kiện cụ thể mà còn biết liên hệ mở rộng để làm bài đạt hiệu quả tốt nhất.

Môn Sử: Trong giờ học, cần chú ý nghe giảng, cố gắng liên kết các bài học, dạng bài với nhau để tìm ra điểm giống và khác nhau. Đây là môn học được đánh giá là khó nhằn với khá nhiều bạn, nhưng nó sẽ thật đơn giản nếu ta có phương pháp học hiệu quả. Các bạn có thể phân theo các mốc thời gian cụ thể, sự kiện cụ thể hay những ý chính cần nắm chắc, đọc sách tham khảo, tập làm quen với các câu hỏi mang tính chất tổng hợp, ngoài ra có thể xem những tư liệu lịch sử, bằng chứng thật sẽ cụ thể và dễ nhớ hơn.

Không nên bỏ qua phần sử thế giới, vì đó là phần dễ học và dễ lấy điểm. Phần sử Việt Nam thì cố gắng học từng giai đoạn, chứ không nên nhồi nhét kiến thức.

Môn Văn: Cả thơ và văn xuôi, cần tìm ý chính xuyên suốt bài, không được quên nghệ thuật vì tuy nó là phần nhỏ nhưng rất quan trọng.

Hơn nữa, các bạn nên tham khảo những dẫn chứng từ thực tế cuộc sống hay sách báo để lấy dẫn chứng sinh động nhất cho bài văn Nghị luận xã hội và phân tích tác phẩm văn học thêm sâu sắc. Liên hệ thực tế sẽ giúp chúng ta nhớ lâu hơn.

Môn Địa lý: bạn nên nắm chắc các dạng biểu đồ, nhận xét cũng như giải thích biểu đồ, điều này không những giúp ta vừa ôn lại lý thuyết mà còn rèn luyện được cách phân tích sâu biểu đồ. Đặc biệt là việc phân tích các biểu đồ thường có motip gần giống nhau. Alat là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp các bạn học Địa lý dễ nhớ hơn.

.....Hết.....

Các bạn like Page Góc Khối C trên Facebook để cập nhập những bài mới nhất nhé, link Page của Góc Khối C trên Face đây https://www.facebook.com/GocKhoiC  :)

Thủ khoa khối C chia sẻ kinh nghiệm làm bài thi Văn, Sử, Địa

Hai bạn Đặng Thị Dinh thủ khoa 26,5 điểm Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2009 (Văn 8.5, Sử 8.5, Địa 9.5) và Vũ Thu Thảo thủ khoa 27,5 điểm Đại Học Sư phạm Hà Nội 2010 (Văn 8.5, Sử 9.75, Địa 9) chia sẻ kinh nghiệm làm bài thi đại học khối C, ba môn Văn, Sử, Địa.

Thủ khoa khối C chia sẻ kinh nghiệm làm bài thi Văn, Sử, Địa

1: Ôn nghị luận xã hội theo từ khóa
Đó là chia sẻ của Đặng Thị Dinh, thủ khoa 26,5 điểm, Đại học Sư phạm Hà Nội 2009 (văn 8,5, sử 8,5, địa 9,5). Dinh cho hay chỉ còn hai hôm nữa sẽ đến kỳ thi, các thí sinh không nên ôn thêm kiến thức mới mà hãy lấy một tờ giấy, nhắm mắt lại và tự tái hiện kiến thức trong đầu mình.

Mỗi một chủ đề, ví dụ, chiến tranh, hòa bình, các bạn sẽ nhẩm lại tất cả tác phẩm, tác giả, năm sáng tác, tư tưởng chủ đạo... trong đó.

Riêng nghị luận xã hội là phần rất dễ ăn điểm, thí sinh nên ôn theo từ khóa. Các bạn tự đặt ra vấn đề như sự giả dối, thói ích kỷ, lòng ham học... và tự vạch ý ra giấy xem mình nên có những ý như thế nào. Đó là cách tập làm quen với môn thi. Có thể hai bạn cùng hỏi nhau theo cách trên cũng là một cách rèn phản xạ nhanh khi đọc đề thi.

2: Cố gắng lấy trọn điểm phần vẽ biểu đồ
Thủ khoa 26 điểm Học viện Báo chí - Tuyên truyền năm 2011 (địa 9,25, văn 7,5, sử 9) Phùng Thị Phương Thúy cho biết bí quyết: Đạt 9,25 điểm môn địa lý, không có nghĩa là phải thường xuyên thức trắng đêm học bài.

Theo Thúy, các thí sinh nên biết sắp xếp thời gian làm bài cho phù hợp, nếu không sẽ rất tiếc khi hết giờ rồi mà bài vẫn chưa xong.

Câu dễ nên làm trước là hiển nhiên, nên dành thời gian cho câu ít điểm ít hơn câu nhiều điểm.

Trong toàn bộ đề thi địa lý, câu vẽ biểu đồ và nhận xét bao giờ cũng dễ “ăn” điểm nhất. Vì vậy, các thí sinh nên thật chú ý nhận dạng biểu đồ, chia tỷ lệ và vẽ cho chính xác.

Nhận xét về biểu đồ cần những thông tin ngắn gọn, rõ ràng. Ví dụ “Nhìn vào biểu đồ cho thấy sự tăng, giảm, biến động... của đối tượng”. Những nguyên nhân cho các hiện tượng này, thí sinh cũng nên ghi cụ thể sau phần nhận xét.

“Cách trình bày bài cũng quan trọng”, Phương Thúy cho hay.

3: Làm sử như làm một bài văn có cảm hứng
Thủ khoa 27,5 điểm (văn 8,5, sử 9,75, địa: 9) Đại học Sư phạm Hà Nội 2010 Vũ Thu Thảo bật mí cách đạt được điểm sử 9,75: “Học sử cần một quá trình, như mưa nhỏ, dần dần nó sẽ ngấm, không nên học nhồi học nhét mấy ngày cuối trước kỳ thi, chỉ khiến mình mệt hơn thôi”.

Một, 2 ngày trước khi thi này, thí sinh nên thư giãn, nghỉ ngơi để không bị “bão hòa” kiến thức.

Đọc kỹ đề bài, nên vạch ra các ý chính cho bài làm rồi mới viết vào giấy thi để tránh thiếu ý.

“Bài làm lịch sử nên như một bài văn có cảm hứng”, Thu Thảo chia sẻ.

Vũ Thu Thảo cũng bật mí, “bài văn” tức là nên có mở đầu, diễn giải và kết thúc.

Vấn đề được hỏi trong môn sử đòi hỏi thí sinh phải bao quát rộng.

Đề bài hỏi một vấn đề, thí sinh không nên viết ngay câu trả lời mà có một phần dẫn dắt tới sự kiện đó.

Bài làm sử không nên gạch đầu dòng các kiến thức. Tốt nhất các thí sinh nên viết thành từng đoạn ngắn, thường xuyên xuống dòng để tạo độ thoáng cần thiết.

“Đoạn tổng kết, chốt lại kiến thức cũng ăn điểm trong bài làm sử, nó cho người chấm thi cảm thấy thí sinh là người rất hiểu vấn đề”, thủ khoa 9,75 điểm môn sử chia sẻ.

Thúy Hằng www.thanhnien.com.vn


Các bạn Like trang Góc Khối C trên Facebook để cập nhật các thông tin mới nhất nhé, Link Page của Góc Khối C trên Face đây https://www.facebook.com/GocKhoiC  :)


Đề thi đại học môn Ngữ Văn khối C năm 2014 và đáp án

ĐỀ THI ĐẠI HỌC MÔN NGỮ VĂN KHỐI C NĂM 2014 VÀ ĐÁP ÁN, BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO, ĐỀ CHÍNH THỨC.

MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài 180 phút

A: ĐỀ THI

Câu 1: (2 điểm)
Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá
níu váy bà đi chợ Bình Lâm
bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần

Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị
chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng
mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
điệu hát văn lào đào bóng cô đồng

Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
bà đi gánh chè xanh Ba trại
Quán Cháo, Đồng Giao chập chững những đêm hàn.
(Đò Lèn - Nguyễn Duy Ngữ Văn 12)

Đọc đoạn thơ trên và thựu hiện các yêu cầu sau
1. Xác định những phương thức biểu đạt được thực hiện trong đoạn thơ (0,5 điểm)
2. Các từ "lảo đảo", "thập thững" có vai trò gì trong việc thể hiện hình ảnh cô đồng và người bà? (0,5 điểm)
3. Sự vô tâm của cháu và nỗi cơ cực của bà hiện lên qua những hồi ức nào? Người cháu đã bày tỏ những nỗi niềm gì qua những hồi ức đó? (1 điểm)

Câu 2: (3 điểm)
Kẻ mạnh không phải kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai mình. 
(Đời Thừa,  Nam Cao Ngữ Văn 11 nâng cao)
Ý kiến trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về sức mạnh chân chính của mỗi con người, cũng như của một quốc gia. (Bài viết khoảng 600 từ)

Câu 3: (5 điểm)
Về hình tượng sông Hương  trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường (Ngữ Văn 12), có ý kiến cho rằng: Vẻ đẹp nổi bật của sông Hương là cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, tình tứ. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: Vẻ đẹp bề sâu của sông Hương là những trầm tích văn hóa, lịch sử.

Bằng những cảm nhận về hình tượng sông Hương anh/chị hãy bình luận về những ý kiến trên.

.....Hết.....

Đề thi đại học môn Ngữ Văn khối C năm 2014 và đáp án


Đề thi đại học môn Ngữ Văn khối C năm 2014 và đáp án

B: ĐÁP ÁN

Đề thi đại học môn Ngữ Văn khối C năm 2014 và đáp án
Đề thi đại học môn Ngữ Văn khối C năm 2014 và đáp án
Đề thi đại học môn Ngữ Văn khối C năm 2014 và đáp án

Các bạn like Page Góc Khối C trên Facebook để cập nhập những bài mới nhất nhé, link Page của Góc Khối C trên Face đây https://www.facebook.com/GocKhoiC  :)

Sáu cách khắc phục VNPT chặn Blogger, Wordpress, Facebook

Tháng 1 năm 2015, một số người dùng mạng VNPT (của nhà nước) không thể kết nối được với các hệ thống web đi quốc tế như Blogger, Facebook, Wordpress... kể các trang dùng tên miền riêng, hay tên miền có sẵn do hệ thống cung cấp. Điều này đã gây không ít phiền toái cho người sử dụng Internet.

Sáu cách khắc phục VNPT chặn Blogger, Wordpress, Facebook


A: LÝ DO VNPT CHẶN INTERNET

VNPT không chặn luôn hệ thống Blogger.com , Wordpress.com, hay Facebook.com mà chỉ chặn Subdomain dạng abc.blogspot.com và abc.wordpress.com. Do vậy người dùng có thể không bị chặn hẳn mà  truy cập chập chờn lúc được, lúc không.

Nguyên nhân về việc VNPT chặn các hệ thống Blogger hay Wordpress là do nhiều Website trong các hệ thống này chứa nhiều thông tin có nội dung xấu như phim ảnh đồi trụy, nội dung chính trị, phản động tuyên truyền chống phá nhà nước Việt Nam...

Sáu cách khắc phục VNPT chặn Blogger, Wordpress, Facebook

Một lý do khác có thể là do Sử dụng đường truyền quốc tế nhiều mà chưa thu được lại lợi nhuận do giá thành cao hơn đường truyền trong nước nên nhà mạng tạm khóa IP để ko bị thua lỗ.

Tuy nhiên, việc này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến những người sử dùng chân chính để kinh doanh, chia sẻ tin tức...

B: CÁCH KHẮC PHỤC

Để khắc phục bạn có thể thử áp dụng một số biện pháp sau

1: Đổi URL truy cập
Đổi http thành https, ví dụ trước đây bạn truy cập là http://abc.blogspot.com thì giờ đổi thành https://abc.blogspot.com .Đây có lẽ là cách dễ nhất để bạn có thể truy cập vào những trang web bị chặn. Tuy điều này không hoạt động tốt mọi lúc nhưng đây vẫn một cách hay và nhanh nhất bạn nên thử. Chỉ cần thay địa chỉ của trang web bị chặn từ

2: Đổi mã DNS
Các bạn chọn start trên thanh Tab3. Nhấn start -> Contro Panel -> Network Connections -> Local Area Connections-> Properties-> Internet Protocol (TCP/IP).
Tại đây thay 8.8.8.8 vào dòng Preferred DNS server Và 8.8.4.4 vào dòng Alternate DNS server C.

Nếu không được thử đổi là 4.2.2.3 trên 4.2.2.4 Nhấn Ok để lưu lại.

3: Sử dụng các trang mạng vượt tường lửa
Cách này đơn giản và hiệu quả nhưng hơi chậm có thể sử dụng các trang mạng cho phép vượt tường lửa. Vào các trang sau và gõ địa chỉ cần đến là được
proxyweb.com.es
hidemyass.com
german-proxy
101speed.info
Browser 24
Fast Accesses
Privacy 24
Fast Webview
0006 Site
Surf Wired

4: Dùng phần mềm Hotspot Shield
Hotspot Shield là một chương trình VPN client miễn phí. Nó kết nối máy tính chúng ta với một mạng riêng ảo và các dữ liệu được mã hóa để bảo đảm vấn đề bảo mật. Máy tính sẽ dùng 1 IP của US để kết nối vào mạng với tốc độ không hề thay đổi như không dùng Hotspot Shield. Nếu dùng bản free bạn phải đối mặt với một ít quảng cáo. Bạn lên mạng serch từ khóa Hotspot Shield download phần mềm về cài đặt và dùng.

5: Thay đổi cách duyệt Web
Sử dụng trình duyệt Cốc Cốc, hay Dcom 3g không phải của VNPT để vào mạng

6: Đổi sang dùng mạng FPT hihi

Hi vọng với một số hướng dẫn trên có thể giúp bạn nhanh chóng khắc phục việc nhà mạng VNPT chặn truy cập để tiếp tục công việc của mình.

Chính sách ưu tiên, cộng điểm thi ĐH-CĐ trong kì tuyển sinh 2015

Chính sách ưu tiên, cộng điểm thi ĐH-CĐ trong kì tuyển sinh 2015 đã qui định. Chính sách ưu tiên theo đối tượng. Thời hạn tối đa được hưởng ưu tiên đối với quân nhân, công an phục viên, xuất ngũ. Các đối tượng được xét tuyển thẳng vào các trường đại học cao đẳng.

Chính sách ưu tiên, cộng điểm thi ĐH-CĐ trong kì tuyển sinh 2015

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2015, Bộ GD-DT đã qui định rõ các đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên. Theo đó, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 1,0 (1điểm), giữa hai khu vực kế tiếp là 0,5 (nửa điểm) đối với thang điểm 10.


Chính sách ưu tiên theo đối tượng.

Nhóm ưu tiên 1 (UT1) gồm:

  • Đối tượng 01: Công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú tại: Các xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012 - 2015; Các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2013 – 2015; Các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2014 và năm 2015...
  • Đối tượng 02: Công nhân trực tiếp sản xuất đã làm việc liên tục 5 năm trở lên trong đó có ít nhất 2 năm là chiến sĩ thi đua được cấp tỉnh trở lên công nhận và cấp bằng khen.
  • Đối tượng 03: Thương binh, bệnh binh, người có “Giấy chứng nhận người được hưởng chính sách như thương binh; Quân nhân, công an nhân dân tại ngũ được cử đi học có thời gian phục vụ từ 12 tháng trở lên tại khu vực 1; Quân nhân, công an nhân dân đã xuất ngũ, được công nhận hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ theo quy định.
  • Đối tượng 04: Con liệt sĩ; Con thương binh mất sức lao động 81% trở lên; Con bệnh binh mất sức lao động 81% trở lên; Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động 81% trở lên; Con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên”. Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị dị dạng, dị tật do hậu quả của chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp hàng tháng;

Nhóm ưu tiên 2 (UT2) gồm các đối tượng:

  • Đối tượng 05: Thanh niên xung phong tập trung được cử đi học; Quân nhân, công an nhân dân tại ngũ được cử đi học có thời gian phục vụ dưới 18 tháng không ở khu vực 1; Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn; Thôn đội trưởng, Trung đội trưởng Dân quân tự vệ nòng cốt, Dân quân tự vệ đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ nòng cốt từ 12 tháng trở lên, dự thi vào ngành Quân sự cơ sở;
  • Đối tượng 06: Công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú ở ngoài khu vực đã quy định thuộc nhóm ưu tiên 1; Con thương binh, con bệnh binh, con của người được hưởng chính sách như thương binh mất sức lao động dưới 81%; Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động dưới 81%; Con của người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; Con của người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, giấy tờ để hưởng ưu tiên theo quy định tại Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ; Con của người có công giúp đỡ cách mạng.
  • Đối tượng 07: Người khuyết tật nặng; Người lao động ưu tú thuộc tất cả các thành phần kinh tế được từ cấp tỉnh, Bộ trở lên công nhận danh hiệu thợ giỏi, nghệ nhân, được cấp bằng hoặc huy hiệu Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hoặc Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Giáo viên đã giảng dạy đủ 3 năm trở lên thi vào các ngành sư phạm. Y tá, dược tá, hộ lý, kỹ thuật viên, y sĩ, dược sĩ trung cấp đã công tác đủ 3 năm trở lên thi vào các ngành y, dược.

Thời hạn tối đa được hưởng ưu tiên đối với quân nhân, công an phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành dự thi hay đăng kí xét tuyển vào ĐH, CĐ là 18 tháng kể từ ngày ký quyết định xuất ngũ đến ngày dự thi thi hay đăng kí xét tuyển. Người có nhiều diện ưu tiên theo đối tượng chỉ được hưởng một diện ưu tiên cao nhất. Những trường hợp ưu tiên khác sẽ do Bộ trưởng Bộ GDĐT xem xét quyết định.

Các đối tượng được xét tuyển thẳng vào các trường đại học cao đẳng:

  • Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp trung học.
  • Người đã trúng tuyển vào các trường, nhưng ngay năm đó có lệnh điều động đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung nay đã hoàn thành nghĩa vụ, được phục viên, xuất ngũ mà chưa được nhận vào học ở một trường lớp chính quy dài hạn nào, được từ cấp trung đoàn trong quân đội hoặc Tổng đội thanh niên xung phong giới thiệu, nếu có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn về sức khoẻ, có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ thì được xem xét nhận vào học tại trường trước đây đã trúng tuyển.

Nếu việc học tập bị gián đoạn từ 3 năm trở lên và các đối tượng được tuyển thẳng có nguyện vọng, thì được xem xét giới thiệu vào các trường, lớp dự bị để ôn tập trước khi vào học chính thức.

  • Thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, trong đội tuyển tham dự Cuộc thi sáng tạo khoa học, kĩ thuật quốc tế đã tốt nghiệp trung học được tuyển thẳng vào đại học theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi của thí sinh. Thí sinh trong đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực và quốc tế, Cuộc thi sáng tạo khoa học, kĩ thuật quốc tế nếu chưa tốt nghiệp trung học sẽ được bảo lưu sau khi tốt nghiệp trung học.
  • Thí sinh đã tốt nghiệp trung học là thành viên đội tuyển quốc gia, được Bộ Văn hoá thể thao và du lịch xác nhận đã hoàn thành nhiệm vụ tham gia thi đấu trong các giải quốc tế chính thức, bao gồm: Giải vô địch thế giới, Cúp thế giới, Thế vận hội Olympic, Đại hội Thể thao châu Á (ASIAD), Giải vô địch châu Á, Cúp châu Á, Giải vô địch Đông Nam Á, Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games), Cúp Đông Nam Á được tuyển thẳng vào các trường ĐH, CĐ thể dục, thể thao (TDTT) hoặc các ngành TDTT của các trường theo quy định của từng trường.
  • Thí sinh năng khiếu nghệ thuật đã tốt nghiệp trung học hoặc tốt nghiệp hệ trung cấp các trường năng khiếu nghệ thuật, đạt giải chính thức trong các cuộc thi nghệ thuật quốc tế về ca, múa, nhạc được tuyển thẳng vào học các ngành tương ứng trình độ ĐH, CĐ của các trường năng khiếu, nghệ thuật theo quy định của từng trường.
  • Những thí sinh đạt giải các ngành TDTT, năng khiếu nghệ thuật thời gian được tính để hưởng ưu tiên là không quá 4 năm tính đến ngày dự thi hay xét tuyển vào trường.
  • Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, đã tốt nghiệp trung học phổ thông được tuyển thẳng vào đại học theo đúng ngành hoặc ngành gần của môn mà thí sinh đã đoạt giải.
  • Thí sinh đoạt giải khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải khuyến khích trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, đã tốt nghiệp trung học phổ thông được tuyển thẳng vào cao đẳng theo đúng ngành hoặc ngành gần của môn mà thí sinh đã đoạt giải.
  • Thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, đoạt giải trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, nếu chưa tốt nghiệp trung học được bảo lưu sau khi tốt nghiệp trung học.
  • Đối với thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày: Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả học tập trung học phổ thông của học sinh (học bạ), tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét, quyết định cho vào học.
  • Đối với thí sinh là người nước ngoài, có nguyện vọng học tại các trường đại học, cao đẳng Việt Nam: Hiệu trưởng các trường căn cứ kết quả học tập trung học phổ thông của học sinh (bảng điểm), kết quả kiểm tra kiến thức và tiếng Việt theo quy định của trường để xem xét, quyết định cho vào học.

Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp trung học phổ thông tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo hộ khẩu thường trú), tính đến ngày nộp hồ sơ đăng kí xét tuyển theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo và Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo; thí sinh là người dân tộc rất ít người theo quy định tại Đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010 - 2015 theo Quyết định số 2123/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây nam bộ.

Những thí sinh này phải học bổ sung kiến thức 01 năm học trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do Hiệu trưởng các trường qui định.

Các điểm lưu ý quan trọng trong kì tuyển sinh 2015

Một số điểm lưu ý quan trọng trong kì tuyển sinh 2015. Như thời gian thi, đề thi, cụm thi, hồ sơ đăng kí dự thi, điểm xét tốt nghiệp, bảo lưu kết quả thi...

Các điểm lưu ý quan trọng trong kì tuyển sinh 2015

1: Thời gian thi
Kỳ thi THPT quốc gia 2015 dự kiến được tổ chức vào ngày 1,2,3,4 tháng 7 mà không phải là 9, 10, 11, 12 tháng 6 như quy định trước đó. Điều này đảm bảo cho học sinh có thời gian chuẩn bị cho kỳ thi.

2: Đề thi 
Nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12; Đảm bảo phân loại được trình độ của thí sinh, vừa đáp ứng yêu cầu cơ bản (để tốt nghiệp THPT) và yêu cầu nâng cao (để tuyển sinh ĐH, CĐ); Điểm của bài thi tự luận và bài thi trắc nghiệm đều được quy về thang điểm 20.


3: Cụm thi 
Việc bố trí cụm thi phải đảm bảo ít nhất có 1 cụm thi giữa hai tỉnh.  Cụm thi sẽ được bố trí tại các trường đại học. Riêng đối với những tỉnh có khó khăn, nếu UBND tỉnh đề nghị, Bộ GD&ĐT sẽ xem xét thành lập cụm thi tại tỉnh cho các thí sinh dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT.

4: Môn thi 
Kì thi THPT quốc gia 8 môn thi: Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ. Trong đó, để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh phải thi 4 môn, gồm 3 môn thi bắt buộc (Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ) và 1 môn do thí sinh tự chọn trong các môn thi. Chỉ miễn thi Ngoại ngữ cho những thí sinh có nguyện vọng xét tuyển tốt nghiệp và có bằng B1 (theo tiêu chuẩn châu Âu). Để xét tuyển vào đại học, thí sinh bắt buộc phải dự thi Ngoại ngữ.

5: Hồ sơ đăng kí dự thi
5.1: Thí sinh chưa có bằng tốt nghiệp THPT
Thí sinh đang là học sinh phổ thông
  •  Phiếu đăng ký dự thi (02 phiếu giống nhau);
  •  Học bạ THPT; học bạ hoặc Phiếu kiểm tra của người học theo hình thức tự học đối với GDTX (bản sao);
  •  Các giấy chứng nhận hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích (nếu có).
  •  02 ảnh 4x6 cm theo mẫu Giấy chứng minh nhân dân và 02 phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh.
Thí sinh tự do chưa tốt nghiệp THPT (đã thi nhưng không đỗ)
- Bao gồm hồ sơ như học sinh phổ thông.
- Ngoài ra còn có thêm:
  •  Giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú.
  •  Giấy xác nhận của trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc nơi đăng ký dự thi về xếp loại học lực (đối với những học sinh xếp loại kém về học lực.
  •  Giấy xác nhận điểm thi bảo lưu (nếu có) do Thủ trưởng trường phổ thông nơi thí sinh đã dự thi năm trước xác nhận.
5.2: Thí sinh đã có bằng tốt nghiệp THPT
  •  Phiếu đăng ký dự thi (02 phiếu giống nhau);
  •  Bằng tốt nghiệp THPT (bản sao công chứng);
  •  Bằng tốt nghiệp trung cấp;
  •  02 ảnh 4x6 cm theo mẫu Giấy chứng minh nhân dân và 02 phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh.

6: Mỗi thí sinh được nhận 4 giấy chứng nhận kết quả thi
Thí sinh dùng các giấy chứng nhận kết quả thi này để đăng kí xét tuyển tối đa 4 đợt; mỗi đợt xét tuyển thí sinh chỉ được phép sử dụng một giấy với mã vạch tương ứng.
Các trường ĐH có thể thực hiện nhiều đợt xét tuyển, mỗi đợt xét tuyển kéo dài 20 ngày; điểm trúng tuyển đợt xét tuyển sau không thấp hơn điểm trúng tuyển đợt xét tuyển trước; thời hạn kết thúc việc xét tuyển là ngày 31-10 hàng năm đối với trường ĐH và 15-11 hàng năm đối với trường CĐ.
Các trường công bố công khai các thông tin liên quan đến từng đợt xét tuyển, danh sách thí sinh trúng tuyển và đăng kí nhập học của mỗi đợt xét tuyển; cập nhật 3 ngày một lần thông tin ĐKXT của thí sinh trên trang thông tin điện tử của trường (danh sách thí sinh đăng ký và điểm thi xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp) trên trang thông tin điện tử của trường.
Trong thời gian quy định của mỗi đợt xét tuyển, được quyền thay đổi ngành học đã đăng kí hoặc rút hồ sơ ĐKXT để nộp vào trường khác. Lệ phí ĐKXT đối với thí sinh rút hồ sơ do Hiệu trưởng các trường xem xét, quyết định.

7: Điểm xét tốt nghiệp 
Điểm xét tốt nghiệp (ĐXTN) được tính theo công thức sau
ĐXTN = [Tổng điểm 4 bài thi + Tổng điểm khuyến khích (nếu có)]/8 + Điểm trung bình lớp 12.
Điểm xét tốt nghiệp được lấy đến hi chữ số thạp phân, do phần mềm máy vi tính tự động thực hiện.

8: Bảo lưu kết quả thi 
Thí sinh dự thi đủ các môn quy định trong kỳ thi năm trước nhưng chưa tốt nghiệp và không bị kỷ luật huỷ kết quả thi thì được bảo lưu điểm của các môn thi đạt từ 5,0 điểm trở lên đối với bài thi chấm theo thang 10 điểm hoặc 10,0 điểm trở lên đối với bài thi chấm theo thang điểm 20 cho kỳ thi tổ chức trong năm tiếp ngay sau đó. Điểm bảo lưu được quy về thang điểm 20 để xét công nhận tốt nghiệp cho thí sinh.


Những mốc thời gian quan trọng trong kì tuyển sinh 2015

Bộ Giáo Dục - Đào Tạo đã ban hành dự thảo quy chế tuyển sinh 2015. Nhằm giúp học sinh ghi nhớ những mốc thời gian quan trọng để xây dựng kế hoạch học tập phù hợp. Về nội dung của dự thảo này, lưu ý học sinh cần chú ý một số mốc thời gian quan trọng sau.

Những mốc thời gian quan trọng trong kì tuyển sinh 2015

1: Khoảng 2/2/2015
Công bố chính thức quy chế thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2015.

2: Đầu tháng 3/2015 đến 1/4/2015
Nộp hồ sơ đăng kí dự kì thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2015. Học sinh Trung học phổ thông nộp tại trường Trung học phổ thông đang theo học. Thí sinh tự do nộp tại các địa điểm do Sở Giáo dục và Đào tạo nơi thí sinh cư trú quy định.


3: Ngày 1,2,3,4 tháng 7/2015
Tổ chức thi THPT Quốc gia năm 2015. Kết quả được sử dụng để xét tốt nghiệp và làm căn cứ xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. Thí sinh dự thi tại các cụm thi do bộ giáo dục giao quyền tổ chức, dự kiến 34 đến 35 cụm thi liên tỉnh.

4: Cuối tháng 7/2015
Bắt đầu nộp hồ sơ xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng theo các đợt tuyển, mỗi đợt xét tuyển kéo dài 20 ngày. Thí sinh nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại các trường đại học, cao đẳng.

5: Khoảng thời gian tính đến 30/10/2015 hoặc 15/11/2015
Thời hạn cuối cùng để thí sinh xét tuyển đại học (30/10) và cao đẳng (15/11). Học sinh lưu ý thời gian để xét tuyển vào đại học cao đẳng.


Đề thi đại học môn Lịch sử khối C năm 2014 và đáp án

ĐỀ THI ĐẠI HỌC MÔN LỊCH SỬ KHỐI C NĂM 2014 VÀ ĐÁP ÁN, BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO, ĐỀ CHÍNH THỨC.

MÔN THI: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài 180 phút

A: ĐỀ THI


Câu 1: (2 điểm)
Những cuộc khởi nghĩa và kháng chiến nào in đậm dấu ấn Việt Nam trong thế kỷ XX? Trình bày suy nghĩ về vai trò của nhân dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Câu 2: (3 điểm)
Hãy làm sáng tỏ biện pháp hòa bình của Việt Nam trong quan hệ với Pháp từ ngày 6-3-1946 đến trước ngày 19-12-1946 và nêu tác dụng của biện pháp ấy.

Câu 3: (2 điểm)
Trình bày hoàn cảnh lịch sử của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam (1975-1976).

Câu 4: (3 điểm)
Từ những dữ liệu trong bảng dưới đây, hãy xác định những biến đổi to lớn ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Hiện nay, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á cần làm gì để đảm bảo hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực?

.....Hết.....

Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Đề thi đại học môn Lịch sử khối C năm 2014 và đáp án

Đề thi đại học môn Lịch sử khối C năm 2014 và đáp án

B: ĐÁP ÁN

Đề thi đại học môn Lịch sử khối C năm 2014 và đáp án
Đề thi đại học môn Lịch sử khối C năm 2014 và đáp án

Đề thi đại học môn Lịch sử khối C năm 2013 và đáp án

ĐỀ THI ĐẠI HỌC MÔN LỊCH SỬ KHỐI C NĂM 2013 VÀ ĐÁP ÁN, BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO, ĐỀ CHÍNH THỨC.

MÔN THI: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài 180 phút

A: ĐỀ THI

I: PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm)
Trình bày sự chuyển biến về giai cấp trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu 2: (2 điểm)
Khi bước vào đông xuân 1953 -1954, Pháp - Mĩ có âm mưu và kế hoạch gì ở Đông Dương? Trước tình hình đó, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra phương hướng chiến lược như thế nào?

Câu 3: (3 điểm)
Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong việc thực hiện chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam là gì? Nêu những thắng lợi trên mặt trận quân sự của quân dân ta ở miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt".

II. PHẦN RIÊNG (3 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu 4.a hoặc 4.b

Câu 4.a theo chương trình Chuẩn (3 điểm)
Nêu bản chất của toàn cầu hóa và những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa. Vì sao toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển?

Câu 4.b theo chương trình Nâng cao (3 điểm)
Nêu những sự kiện chính trong mười năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai để làm rõ quá trình xác lập cục diện hai cực, hai phe - tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cục diện đó là gì?

.....Hết.....

Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Đề thi đại học môn Lịch sử khối C năm 2013 và đáp án

Đề thi đại học môn Lịch sử khối C năm 2013 và đáp án

B: ĐÁP ÁN

Đề thi đại học môn Lịch sử khối C năm 2013 và đáp án
Đề thi đại học môn Lịch sử khối C năm 2013 và đáp án
Đề thi đại học môn Lịch sử khối C năm 2013 và đáp án

Đề thi đại học môn Lịch sử khối C năm 2012 và đáp án

ĐỀ THI ĐẠI HỌC MÔN LỊCH SỬ KHỐI C NĂM 2012 VÀ ĐÁP ÁN, BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO, ĐỀ CHÍNH THỨC.

MÔN THI: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài 180 phút

A: ĐỀ THI

I: PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ  THÍ SINH (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm)
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp đã tác động như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam?

Câu 2: (2 điểm)
Từ năm 1919 đến năm 2000, Lịch sử Việt Nam đã trải qua những thời kì nào? Khái quát nội dung chính của thời kì Lịch sử diễn ra sự kiện quân và dân ta đập tan tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương của thực dân  Pháp.

Câu 3: (3 điểm)
Cuối tháng 3-1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã có quyết định gì để hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam? Quyết định đó được đề ra dựa trên những cơ sở nào? Tóm tắt diễn biến của chiến dịch Hồ Chí Minh (4-1975)

II: PHẦN RIÊNG (3 điểm)
Thí sinh chỉ được chọn một trong  hai câu 4a hoặc 4b

Câu 4.a: Theo chương trình Chuẩn (3 điểm)
Khái quát chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong thời kì Chiến tranh lạnh.

Câu 4.b: Theo chương trình nâng cao (3 điểm)
Từ năm 1950 đến năm 2000, vị thế ngày càng nâng cao trên trường quốc tế của Ấn Độ được thể hiện như thến nào trên lĩnh vực kinh tế, khoa học - kĩ thuật và chính sách đối ngoại.

.....Hết.....

Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Đề thi đại học môn Lịch sử khối C năm 2012

Đề thi đại học môn Lịch sử khối C năm 2012 và đáp án

B: ĐÁP ÁN

Đề thi đại học môn Lịch sử khối C năm 2012 và đáp án
Đề thi đại học môn Lịch sử khối C năm 2012 và đáp án
Đề thi đại học môn Lịch sử khối C năm 2012 và đáp án

Hướng dẫn dùng Zalo trên máy tính, laptop, cách quét mã QR

Bên cạnh phiên bản Zalo cho điện thoại di động, hiện nay Zalo đã cho ra mắt thêm phiên bản mới sử dụng cho máy tính, laptop. Để cài đặt phiên bản Zalo trên máy tính các bạn thực hiện các bước sau.

Hướng dẫn dùng Zalo trên máy tính, laptop, cách quét mã QR

1: Down load Zalo
Bạn Download phiên bản Zalo cho máy tính về cho PC của mình tại địa chỉ http://zaloapp.com/pc/?source=mainsite và tiến hành cài đặt như các chương trình khác.


2: Kết nối Zalo trên PC

  • Sau khi cài đặt, Zalo PC sẽ yêu cầu bạn quét mã QR để đăng nhập

Hướng dẫn dùng Zalo trên máy tính, laptop, cách quét mã QR

  • Tiếp theo bạn mở Zalo trên điện thoại của mình lên, đăng nhập vào mục Kết nối (vòng tròn khoanh đỏ) Chọn phần quét mã QR.

Hướng dẫn dùng Zalo trên máy tính, laptop, cách quét mã QR


  • Hướng điện thoại về máy tính như chụp ảnh, để quét mã QR

Hướng dẫn dùng Zalo trên máy tính, laptop, cách quét mã QR


  • Chọn có để đăng nhập Zalo trên PC - Máy tính - Laptop

Hướng dẫn dùng Zalo trên máy tính, laptop, cách quét mã QR

Màn hình điện thoại báo đăng nhập thành công là quá trình quét mã QR đã hoàn tất. Bạn đã đăng nhập Zalo thành công trên PC. Bắt đầu sử dụng thôi.

Chú ý: phiên bản Zalo trên PC chỉ đăng nhập được khi bạn đăng nhập nick Zalo của bạn trên một chiếc điện thoại có hỗ trợ chức năng quét mã QR. Đa số điện thoại cảm ứng đều hỗ trợ quét mã QR. Có một số trường hợp nếu bạn sử dụng ANDROI phiên bản cũ, hay Zalo phiên bản cũ... thì phải nâng cấp lên phiên bản mới để tương thích.

Dooble 4 Google đến với trẻ em Việt Nam

Doodle 4 Google là cuộc thi vẽ ảnh logo trên trang chủ Google.com.vn của Google. Với chủ đề "Vẽ ước mơ của em" đây là đầu tiên cuộc thi được tổ chức tại Việt Nam.

Dooble 4 Google đến với trẻ em Việt Nam

Doodle là các logo thường được thay đổi trên trang chủ của Google. Trải qua 15 các cuộc thi thiết kế logo Doodle 4 Google đã trải qua 25 quốc gia trên thế giới. Những biểu tượng logo qua các cuộc thi luôn thể hiện sự sinh động và sáng tạo rất cao.

Lần này được tổ chức tại Việt Nam với chủ đề "Ước mơ của em", Google khuyến khích trẻ em Việt Nam thể hiện khả năng sáng tạo nghệ thuật với những ý tưởng độc đáo, không ngừng theo đuổi ước mơ của mình để phục vụ cho cộng đồng và thế giới.


Đây cũng là cơ hội tốt để quảng bá hình ảnh Việt Nam đến bạn bè quốc tế. Khi mà những logo đoạt giải của cuộc thi sẽ xuất hiện trên trang chủ của Google.

Để tham gia cuộc thi, các bạn có thể truy cập vào trang Google tìm kiếm. Để ý phần dưới ô tìm kiếm truy cập vào đường link http://www.google.com.vn/doodle4google/index.html tại mục Nộp bài ngay nào. Và làm theo hướng dẫn để tham gia nhé.

Lưu ý hạn cuối nhận bài thi vào ngày 10-2-2015. Và hạn cuối công bố giải vào ngay 28-2-2015.

Đề thi đại học môn Lịch sử khối C năm 2011 và đáp án

ĐỀ THI ĐẠI HỌC MÔN LỊCH SỬ KHỐI C NĂM 2011 VÀ ĐÁP ÁN, BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO, ĐỀ CHÍNH THỨC.

MÔN THI: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài 180 phút

A: ĐỀ THI


PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7 điểm)

Câu 1: (3 điểm)
Phân tích nguyên nhân ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.

Câu 2: (2 điểm)
Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương có những điểm gì khác so với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam? Những vấn đề đó được giải quyết như thế nào trong giai đoạn 1939 - 1945?

Câu 3: (2 điểm)
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975), nhân dân Việt Nam đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ "đánh cho Mĩ cút" bằng những thắng lợi nào? Nêu tác động của thắng lợi đó đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam.

PHẦN RIÊNG (3 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu IV.a hoặc IV.b

Câu IV.a: Theo chương trình Chuẩn (3 điểm)
Khái quát quá trình hình thành và phát triển của tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh từ năm 1951 đến năm 2000.

Câu IV.b theo chương trình nâng cao (3 điểm)
Tóm tắt sự ra đời của các quốc gia độc lập ở Đông Nam Á trong năm 1945.

.....Hết.....

Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Đề thi đại học môn Lịch sử khối C năm 2011

Đề thi đại học môn Lịch sử khối C năm 2011

B: ĐÁP ÁN

Đề thi đại học môn Lịch sử khối C năm 2011 và đáp án
Đề thi đại học môn Lịch sử khối C năm 2011 và đáp án
Đề thi đại học môn Lịch sử khối C năm 2011 và đáp án