5 cách học thuộc bài nhanh chóng

Dù là học sinh phổ thông hay sinh viên đại học, chúng mình cũng đều phải “nhớ” bài, bằng cách này hay cách khác. Bài vở lu bù, nhiều quá, làm sao mà nhớ được đây? Một vài mẹo nhỏ này sẽ giúp bạn nhớ bài nhanh mà lâu hơn đấy!



1. Trước hết phải hiểu:

Đó là yêu cầu tiên quyết đấy Bạn ơi. Học phải hiểu thì mới nhanh và nhớ lâu được. Muốn hiểu thì phải làm gì nhỉ? Bạn cần nắm được bản chất vấn đề. Chỉ cần hiểu vấn đề nói gì thôi nhé! Chưa cần nhớ vội đâu! Các bài trong sách thường được tóm tắt ngắn gọn và rất dễ hiểu, Teens chỉ cần đọc thật kĩ sách là ra luôn ấy mà. ^^

Chỗ nào chưa hiểu thì phải… ngẫm nghĩ nhé! Nếu nghĩ mãi mà vẫn “tắc” thì có thể hỏi bạn bè, rồi hỏi thầy cô. Khi chiếm lĩnh cảm giác “hiểu” vấn đề, chúng mình sẽ thấy thú vị cực kì đấy!

2. Tóm tắt các ý chính.

Đầu tiên phải nhớ được tên bài (tựa đề ấy), điều này là tất nhiên rồi đúng không? Tốt nhất Bạn nhớ được thứ tự từng bài trong sách, điều đó sẽ rất tiện cho việc hệ thống nội dung học và nắm được toàn bộ chương trình. Nó giống như một dàn ý lớn ấy!

Hiểu rồi thì hãy gạch đầu dòng các ý chính nhé! Bài trong sách thường chia thành nhiều đoạn, mỗi đoạn chắc chắn sẽ được trình bày theo những chủ đề khác nhau. Chúng mình hãy tìm ra chủ đề chính của từng đoạn nhé! Chỉ cần vài ba từ thật ngắn gọn thôi là ổn lắm rồi!

Đừng ham học cả một chương, bài dài loằng ngoằng, càng học càng rối! Có khi chỉ cần nhớ từ khóa (key word) của cả đoạn là chúng mình đã thuộc được hơn nửa bài rồi đấy! Không tin ư? Chúng mình làm thử luôn nhé!

3. Nhớ có giấy và bút!

Luôn sẵn sàng giấy bút! Hãy ghi các ý chính ấy ra giấy! Bạn có thể dùng các tờ A4 rời, để sau này mình còn tập hợp lại thành quyển, tiện cho ôn bài kiểm tra và ôn thi biết mấy nhỉ!

Hãy ghi các ý chính ấy ra giấy nhé. Nếu bạn nào cẩn thận có thể để cách các ý chính ra và chúng mình sẽ điền ý nhỏ hơn trong đó.

Đánh dấu bằng bút high light cũng là hình thức trực quan sinh động phục vụ việc ghi nhớ kiến thức đấy Bạn ạ!

4. Nhẩm bài!

Đây là cách phổ biến nhất của học trò! Tiết kiệm khá nhiều thời gian và cũng tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, hãy thật sự chú tâm vào việc học nhé. Nhiều bạn nhẩm bài hay nghĩ ngợi mông lung, mãi mới quay về được bài học đấy ^^. Nửa tiếng nhẩm bài thì có đến 10 phút “suy tư” rùi! Very Happy

Khi nhẩm, chỗ nào quên, Bạn cố nhớ nhé, nếu chịu thì mới mở vở ra xem! Hãy nhẩm lần lượt cho đến hết bài!

Đọc to lên cũng là một cách hay để học thuộc bài nhanh. Tuy nhiên to nhưng phải “sâu”, tức là Teens phải đọc thuộc và suy ngẫm, chứ đừng học vẹt. tongue

5. Học theo nhóm

Chà, hãy huy động cả gia đình nào Bạn ! Nhưng nhớ là mọi người rỗi rãi để giúp mình nhé, không nên làm ảnh hưởng đến người khác, nếu mọi người đang rất bận. Ai cũng có thể sẵn sàng giúp bạn. Bố, mẹ, anh, chị, em này… Hãy nhờ mọi người soát bài học thuộc sau khi bạn đã học. Giống như khi bạn lên bảng trả lời cô giáo ấy!

Hãy yêu cầu mọi người chỉ định phần bất kì để mình trả lời. Như thế, vừa luyện sự nhuần nhuyễn, vừa luyện phản xạ. Nhiều bạn chỉ đọc lần lượt từ đầu đến cuối được thôi, còn khi hỏi ngay vào “khúc giữa” hay “khúc cuối” là chịu!

Nguồn tin:
http://kenhsinhvien.net/topic/5-cach-hoc-thuoc-bai-nhanh-chong.10615/

Kinh nghiệm học Địa lí ngắn gọn và dễ hiểu

Đây là những kinh nghiệm học tốt Địa của Tân Olympia Huỳnh Anh Vũ
Anh thì chỉ ghi nhớ chi tiết và
địa danh phục vụ cho những câu trả lời
nhanh thôi.Những thứ này anh thường xem trên
bản đồ


Kinh nghiệm học Địa lí ngắn gọn và dễ hiểu


Còn môn Địa của em có cả trắc nghiệm và
tự luận nữa cơ mà.
Kinh nghiệm duy nhất khi học bài của anh là
đừng bỏ qua bất cứ bài nào em nhé.Mỗi
ngày học một vài bài,đừng để tới lúc
cận kề sẽ hoảng loạn và rối tung lên
hết cả

Một điều nữa là không cần phải học
thuộc nguyên văn từng câu trong sách hay trong
vở đâu.Em chỉ cần nắm ý và những từ
khóa trong ý đó.Vào phòng thi tự khắc sẽ
triển khai thành câu cú đàng hoàng được
Khi học đừng bỏ qua đầu đề của từng
bài hay từng phần em nhé.Nó sẽ giúp ta
mường tượng dễ dàng hơn về những thứ
được nói tới bên dưới

Trước khi học 1 bài,em cố gắng dành ra 5
phút tự kiểm tra xem nếu với bài đó mình
có thể trả lời những ý gì rồi hẵng
học nhé

Để học tốt và thi tốt môn Địa Lí

Môn Địa lý là môn giao thoa giữa khối Tự nhiên và Xã hội. Vì vậy, muốn học tốt môn Địa, phải vận dụng cả hai nguồn kiến thức kể trên. Đặc điểm xã hội thể hiện trong lượng kiến thức lí thuyết khá dày đặc, ở việc trình bày theo hình thức tự luận, có câu cú rõ ràng. Còn đặc điểm tự nhiên là ở những công thức tính toán, các dạng biểu đồ phải vẽ tỉ mỉ, chính xác, ở cách phân tích số liệu và rút ra nhận xét.

Để học tốt và thi tốt môn Địa Lí

Do đó, muốn học tốt và thi tốt môn Địa lý, cần chú ý những điểm sau:


1. Nên học theo chủ đề
Học theo chủ đề nghĩa là học theo cách phân loại các nội dung kiến thức môn Địa lý trong sách giáo khoa phổ thông, bao gồm những ý như: Điều kiện tự nhiên, Tài nguyên thiên nhiên; Điều kiện con người (lực lượng lao động, tháp dân số...); Kinh tế Á hội các vùng; quan hệ tự nhiên, kinh tế giữa Việt Nam với các nước Đông Nam Á...

Học theo chủ đề sẽ giuáp bạn năm bắt được một cách hệ thống, lôgic (vì thông thường các chủ đề đều được đặt trong mối quan hệ mật thiết với nhau).

Cơ cấu đề thi đại học cho đến hiện nay cũng được ra đề theo sự phân loại hệ thống này. Một kinh nghiệm mà các thí sinh đã từng tham gia thi đại học khối C rút ra là: một đề thi thông thường sẽ có 3-4 câu, một câu thuộc điều kiện tự nhiên Việt Nam (có thể là vị trí Địa lý lí, tài nguyên thiên nhiên...); một câu thuộc về kinh tế xã hội (lực lượng lao động, công-nông-thương nghiệp, hoạt động đối ngoại, các cây công nghiệp...); một câu về kinh tế vùng (sẽ hỏi về một ý nào đó của một vùng) và câu còn lại là một câu vẽ biểu đồ 3 điểm.
Không nên học lan man, sẽ rất khó nhớ, lại hay bị nhầm lẫn.

2. Học gắn liền với các biểu bảng
Học Địa lý không thể không nắm vững các loại bản đồ (bản đồ Việt Nam và các vùng kinh tế trọng điểm...); bảng biểu (chỉ ra các số liệu, giá trị của một vùng); biểu đồ (các số liệu đã được tổng hợp thành hình vẽ)...Nhiều khi, chỉ cần bảng biểu thôi, bạn cũng có thể trình bày khá tốt nội dung một vấn đề nào đó.
Bản đồ là để bạn có thể nhận và chỉ ra một cách chính xác vị trí của một khu vực trong nước. Từ vị trí của khu vực này, bạn dễ dàng nhớ nó giáp ranh với những tỉnh nào, điều đó có ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển kinh tế của vùng đó. Ngoài ra, nhìn độ đậm nhạt của các Địa lý hình trên bản đồ có thể chỉ ra đặc điểm tự nhiên của vùng này: nhiều núi non hay chủ yếu là đồng bằng, dày đặc sông hay chủ yếu là đất, đất phù sa hay đất đỏ bazan chiém ưu thế, có chịu nhiều thiên tai hay điều hoà về thời tiết...Điều này sẽ tác động thế nào đến tiềm năng và điều kiện phát triển mọi mặt vùng...

Bảng biểu số liệu sẽ giúp bạn phân tích được sự hơn hay kém của vùng này so với vùng khác, sự phát triển hay tụt hậu giữa các năm, sự phát triển và tụt hậu ấy là nhanh hay chậm, trong suốt tiến trình phát triển, có giai đoạn nào phát tiển đột biến hay không. Đây là một kĩ năng cần thiết để làm tốt bài vẽ biểu đồ sau này. Vì chỉ có phân tích số liệu tốt, bạn mới có khả năng nhận xét biểu đồ đúng. Bảng biểu chính là số liệu để thực hiện việc vẽ biểu đồ.

Biểu đồ sẽ giúp cho những gì bạn trình bày được chứng minh một cách khoa học, sáng rõ. Thường thì biểu đồ phải do bạn vẽ. Trong một bài thi, bài kiểm tra, các dạng bài tập thực hành vẽ biểu đồ chiếm một lượng điểm không nhỏ, trong khi thời gian làm dạng bài này lại thấp hơn rất nhiều phần trình bày lí thuyết. Do đó, nếu bạn nắm vững kĩ năng thực hành, bạn sẽ ăn điểm tốt.

Vì vậy, đề xuất cho bạn là:
-Trong khi học lí thuyết hãy kết hợp chỉ trên bản đồ. Điều này giúp bạn ghi nhớ nhanh và lâu những nội dung vừa học.
-Tập phân tích và vẽ các biểu đồ ở cuối hoặc trong một bài học. Cánh phân tích tốt nhất là bạn hãy làm theo các bước sau:
+ Nếu đề bài cho những mốc thời gian khác nhau, hãy chú ý đến các mốc đột biến (tăng hoặc giảm), khoảng thời gian nào tăng, khoảng thời gian nào giảm? Tại sao lại tăng, tặi sao lại giảm (đối chiếu với lịch sử, bối cạnh xã hội đã được học).
+ Nếu đề bài cho những mốc thời gian có khoảng cách khác nhau, điều nhận thấy là những khoảng thời gian quá xa sẽ có mức tăng hoặc giảm không đáng kể còn những mốc thời gian ngắn, chắc chắn sẽ có sự đột biến.
+ Bao giờ tổng số lượng giữa năm sau cũng cao hơn năm trước, cho dù là sự tăng trưởng của năm sau không bằng năm trước (đó là quy luật tự nhiên). Do đó, nếu phải vẽ biểu đồ so sánh giữa hai hăy nhiều năm và biểu đồ xuất nhập khẩu, bạn nên vẽ vòng tròn của năm sau bao giờ cũng lớn hơn năm trước. Mặc dù chúng ta có công thức tính bán kính đường tròn nhưng không phải lúc nào các thầy cô chấm thi cũng có thời gian ngồi đo xem bạn có tính đúng hay không. Nếu bạn không có nhiều thời gian, chỉ cần ước lượng là cũng ok rồi.

3. Học thuộc công thức  
Như đã nói ở trên, môn Địa lý cũng có những đặc điểm của môn tự nhiên. Nhưng điểm chú ý là công thức ở đây không chỉ có ý nghĩa như những phép tính, công thức còn là cách bạn trình bày một nội dung một cách khoa học.

Ít nhất bạn phải nắm vững những công thức cơ bản sau để làm tốt bài thực hành Địa lý: công thức tính đường kính chu vi đường tròn, công thức tính phần trăm, cách chia một số liệu cụ thể trên trục toạ độ...Làm quen càng nhiều, luyện tập càng nhiều, bạn sẽ không bị bỡ ngỡ khi làm bài thi.

Công thức của một bài Địa lý thường được chia theo các loại chủ đề nội dung đã được nói ở trên. Mỗi một chủ đề, nên tổng hợp thành một khung trình bày, sau đó, bạn chỉ cần điền ý vào là xong.

Ví dụ : một bài về kinh tế vùng sẽ bao gồm những ý sau:
-Lời mở đầu: nói tổng quát về vai trò và giá trị của vùng đó trong nền kinh tế chung.
-Vị trí Địa lý lí: giáp ranh với những thành phố nào?
-Điều kiện tự nhiên: diện tích, sông núi, kênh rạch, khoáng sản...
-Dân cư và dân số: số dân, mật độ dân số, các dân tộc, tộc người...
- Nội dung trình bày: Với một bài Địa lý, tốt nhất nên chính bày theo các dấu gạch đầu dòng. Vì thường thì, các thầy cô chấm Địa lý sẽ chấm ý nhiều hơn. Chỉ cần đúng, không cần cầu kì câu chữ.
-Kết kuận: đánh giá lại một lần nữa những ưu thế và nhược điểm, nhưng điều đã làm và chưa làm được của vùng đó.

4. Nắm số liệu và các dạng thực hành
Số liệu ở đây chính là nhứng thông số bạn cần phải nắm vững và đưa vào bài Địa lý. Một bài làm môn Địa lý mà thiếu đi những dẫn chứng con số là một điều không thể chấp nhận. Đề thi đại học khối C môn Địa lý năm hoc 2003-2004 đã từng có câu hỏi “Thuỷ điện nào hiện nay có công suất lớn nhất và nhỏ nhất?”. Rõ ràng, nếu không nắm được số liệu cụ thể, bạn sẽ không thể trả lời được và để mất 0.5 điểm quý giá. Môn Địa lý cũng khác các môn khác, đặc biệt là Lịch sử ở chỗ, viện dẫn các số liệu càng chính xác, càng cập nhật, cáng có khả năng dành điểm cao.

Trong cơ cấu chấm điểm thi đại học, bao giờ cũng có một phần là: cộng 0,5->1 điểm cho những thí sinh có số liệu mới, cập nhật. có ghi nguồn và năm rõ ràng.

Về các dạng thực hành, thi đại học và thi cử nói chung hiện nay chỉ có hai dạng chủ yếu: phân tích số liệu và vẽ biểu đồ. Vẽ biểu đồ lại rất phong phú, đa dạng, do đó đòi hỏi bạn phải nắm vững: khi nào nên vẽ biểu đồ tròn, khi nào nên vẽ biểu đồ cột, biểu đồ kết hợp, biểu đồ miền...

Một bảng số liệu có thể thể hiện dưới nhiều dạng biểu dồ. Có thể bạn vẽ không giống những người khác nhưng nếu vẫn đúng thì vẫn được điểm. Nhưng rõ ràng, lựa chọn một biểu đồ đơn giản sẽ giúp thí sinh tiết kiệm nhiều thời gian.

Trên đây là một số kinh nghiệm làm và thi môn Địa lý. Chúc các bạn học và ôn thi thật tốt!

Bùi Thị Huyền Châm (Theo Mực Tím online)

Để vượt qua kì thi tốt nghiệp môn Địa lí

Đa phần các em học sinh chưa có phương pháp học tập tốt, học một cách máy móc. Nếu có phương pháp học tập phù hợp, không khó để đạt điểm cao môn Địa lý.

Để vượt qua kì thi tốt nghiệp môn Địa lí

Trong kì thi tốt nghiệp THPT hai năm gần đây, Địa lý là môn có kết quả thấp nhất trong 6 môn thi. Nguyên nhân do khối lượng kiến thức lớn, nhiều số liệu khó nhớ vì vậy làm cho học sinh ngại học. Vậy làm thế nào để đạt điểm cao môn Địa lý?


Môn Địa lý nằm giữa ranh giới của khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, đòi hỏi tính logic, kỹ năng làm bài tập. Môn Địa lý có khối lượng kiến thức lớn, nhiều số liệu khó nhớ vì vậy làm cho học sinh ngại học. Trong quá trình học trên lớp, học sinh thường coi nhẹ môn Địa lý nên không chịu học bài ở nhà trước khi đến lớp. Trong việc học môn Địa lý, học sinh không chỉ học thuộc lòng mà cần phải có phương pháp tư duy khoa học mới học tốt được bộ môn này. Đa phần các em học sinh chưa có phương pháp học tập tốt, học một cách máy móc. Nếu có phương pháp học tập phù hợp, không khó để đạt điểm cao môn Địa lý.

Với tư cách là một giáo viên đang trực tiếp hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn thi và với kinh nghiệm nhiều năm dạy học sinh ôn thi tốt nghiệp, thầy giáo Nguyễn Mạnh Hà chia sẻ kinh nghiệm để giúp học sinh làm bài thi môn Địa lý có kết quả cao như sau:

Nắm được cấu trúc đề thi tốt nghiệp thpt

Về đại thể thì cấu trúc đề thi tốt nghiệp môn Địa lý năm học này không có sự khác biệt nhiều so với năm học trước. Cấu trúc đề thi gồm hai phần lớn

+ Phần thứ nhất là phần chung cho tất cả các thí sinh (8 điểm): được chia làm 3 câu:
Câu I (3 điểm): các kiến thức của phần địa lí tự nhiên và địa lí dân cư
Câu II (2 điểm): các kiến thức của bài chuyển dịch cơ cấu kinh tế và địa lí các ngành kinh tế
Câu III (3 điểm): các kiến thức của phần địa lí các vùng kinh tế và địa lí địa phương

+ Phần thứ hai là phân riêng (2 điểm) gồm có hai câu hỏi (thí sinh chỉ được làm một trong hai câu), câu hỏi theo chương trình chuẩn và câu hỏi theo chương trình nâng cao
Việc kiểm tra các kỹ năng địa lý (kĩ năng về bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu) được kết hợp khi kiểm tra các nội dung nói trên. Nhìn vào cấu trúc đề thi ta có thể thấy

Câu I: (3 điểm) bao gồm các kiến thức phân địa lí tự nhiên và địa lí dân cư rất nhiều kiến thức. Các em cần tập trung vào ôn phần địa lí dân cư phần này chỉ có ba bài mà được 1,5 điểm trong khi đó phần địa lí tự nhiên cũng được số điểm như vậy nhưng có tất cả 15 bài. Vậy theo tôi, ở phần này các em nên tập trung ôn theo các vấn đề lớn như:
Địa hình Việt Nam, Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, thiên nhiên phân hóa đa dạng… để vẫn có thể đạt được điểm ở câu hỏi này.

Câu II: (2 điểm) gồm các kiến thức của bài chuyển dịch cơ cấu kinh tế và địa lí các ngành kinh tế. Ở câu hỏi này trong nhiều năm đề thi tốt nghiệp thường ra dưới dạng vẽ biểu đồ hoặc phân tích số liệu thống kê nên ở phần này các em nên tập trung vào rèn luyên các kĩ năng về vẽ biểu đồ và phân tích các số liệu thống kế

Câu III: (3 điểm) gồm các kiến thức của phần địa lí các vùng kinh tế và địa lí địa phương. Ở câu hỏi này nhiều năm đề thi thường hỏi về một trong bảy vùng kinh tế đã được học, do vậy các em cần tập trung nhiều thời gian vào học phần này vì chắc chắn đề thi sẽ có câu hỏi

Học sinh cần phải nắm vững các kiến thức trong sách giáo khoa

Để biết liên hệ, vận dụng để trả lời các câu hỏi tránh việc học thuộc lòng trả lời máy móc. Các kiến thức trong sách giáo khoa (SGK) thường được trình bày lặp đi, lặp lại ở nhiều bài khác nhau nên rất thuân lợi khi ôn tập và giúp học sinh nhanh chóng củng cố kiến thức. Để các kiến thức trong SGK trở nên dễ nhớ hơn thì ta có thể hệ thống hóa thành các sơ đồ, các bảng hệ thống hóa kiến thức. Trong quá trình ôn, các em cần phải chú ý phân tích và giải thích các mối quan hệ địa lí nhất là mối quan hệ tự nhiên, kinh tế - xã hội
Quan trọng và không thể thiếu trong quá trình ôn tập môn địa lí là phải rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích và xử lí thông tin dựa vào atlat địa lí Việt Nam. Atlat được coi là “cuốn SGK thứ hai” có rất nhiều các bản đồ, biểu đồ, các số liệu thống kê… Việc sử dụng atlat và vận dụng các kĩ năng địa lí sẽ giúp các em giảm được 50% việc học thuộc lòng bài học một cách máy móc, không có hiệu quả. Việc sử dụng atlat thường xuyên không chỉ giúp ghi nhớ, khắc sâu kiến thức mà còn củng cố kĩ năng sử dụng atlat để tập trung kiến thức làm tốt bài thi

Trong quá trình ôn tập cần rèn luyên các kĩ năng vẽ biểu đồ và phân tích số liệu thống kê. Các bài thực hành vẽ biểu đồ như biểu đồ cột, biểu đồ tròn, biểu đồ đường, biểu đồ miền trong sách, các em phải luyện thật nhuần nhuyễn để từ đó phân tích bảng số liệu, nhận xét mối liên hệ giữa các số liệu. Trong SGK Địa lí lớp 12 có rất nhiều các số liệu, học sinh không thể nhớ hết được các số liệu này. Vấn đề ở đây là các em cần phải hiểu và biết cách phân tích các số liệu đó. Có một cách có thể giúp các em đỡ phải ghi nhớ nhiều các số liệu đó là sử dụng số liều trong Atlat Địa lí Việt Nam để minh hoạ cho bài làm. Hầu hết các số liệu về các ngành kinh tế và các vùng kinh tê đều có trong At lat các em có thể lấy số liệu này dùng cho bài làm.

Khi làm bài thi các em cần phải đọc kĩ đề thi, xem câu nào dễ làm trước, câu nào khó làm sau để tránh mất thời sa đà vào một câu hỏi. Tôi khuyên các em chỉ cần học kiến thức trong SGK là đủ, không cần học thêm ở ngoài.

Chúc các em ôn tập tốt và đạt kết quả cao trong khi thi tốt nghiệp sắp tới!

Thủ khoa ĐH Khoa Học Huế chia sẻ kinh nghiệm làm bài thi môn Địa lí

Lê Khắc Bảo Long là thủ khoa khối C trường đại học sư phạm Huế năm 2012 với số điểm 26,5 thi vào ngành Ngữ Văn chia sẻ một số kinh nghiệm để ôn thi môn Địa lý nhanh chóng và hiệu quả nhất

Thủ khoa ĐH Khoa Học Huế chia sẻ kinh nghiệm làm bài thi môn Địa lí
Trường đại học Khoa Học Huế
Khối C nói chung và môn địa nói riêng rất cần kiến thức xã hội. Các bạn thí sinh nên chuẩn bị một nền kiến thức xã hội rộng qua việc tích lũy từng ngày, từng giờ trong cuộc sống. Mình vẫn cho rằng Địa là môn dễ học và dễ ăn điểm nhất trong 3 môn.


Về các “khuôn” làm bài tập

Địa dễ học vì nó có những cái khuôn mẫu. Vẽ biểu đồ đã là 1 cái khuôn, nhận xét biểu đồ cũng là khuôn mẫu. Trả lời kiến thức lý thuyết cũng có khuôn mẫu. Môn Địa lý là môn có rất nhiều cái “khuôn” mà nếu làm bài thi dựa theo những cái khuôn ấy rất dễ kiếm điểm cao.

Một số bài tập lý thuyết Địa lý có cách trả lời trình bày theo những cái khuôn nhất định. Đó là các câu hỏi có đề cập đến các vấn đề về nhân tố Tự nhiên và nhân tố Kinh tế – Xã hội của một vùng miền, địa phương…

Cụ thể các nhân tố Tự nhiên có: khí hậu, sinh vật, nguồn nước, vị trí địa lý, đất đai, khoáng sản… Nhân tố KT – XH gồm: cơ sở hạ tầng, vật chất, chính sách, dân cư, nguồn đầu tư nước ngoài… Học, làm bài và trình bày theo những cái khuôn này rất dễ ghi nhớ và cũng dễ dàng kiếm được con điểm tốt.

Về vấn đề biểu đồ

Bài thi Địa có 10 điểm thì 3 điểm thuộc về phần vẽ biểu đồ và nhận xét biểu đồ. Đây là dạng bài tập không hề khó. Thí sinh phải nắm chắc các dạng biểu đồ và trường hợp vận dụng chúng, để ý các quy tắc vẽ biểu đồ như: ở đâu được vẽ bút mực, ở đâu được vẽ bút chì (đường tròn) – đây là các chi tiết nhỏ nhưng có thể khiến thí sinh mất điểm oan.

Kỹ năng nhận xét và giải thích biểu đồ luôn đi từ khái quát tới cụ thể. Cái chung trình bày trước, cái chi tiết trình bày sau. Làm như thế mới bảo đảm đầy đủ, không thiếu ý.

Về vấn đề Atlas

Thi ĐH không cho phép thí sinh sử dụng Atlas Địa lý, điều này khiến cho một số bạn có ý nghĩ rằng không cần quan tâm cuốn Atlas này. Đây là quan điểm sai lầm. Atlas rất bổ ích, thí sinh nên sử dụng Atlas thường xuyên trong quá trình học tập và làm bài tập.

Ghi nhớ và đọc Atlas thường xuyên sẽ giúp thí sinh dần hình thành trong đầu những hệ thống bản đồ, biểu đồ, khả năng xác định vị trí địa lý, điểm ký hiệu, địa danh quan trọng… Nó sẽ giúp bạn rất nhiều khi làm bài tập và trả lời đề thi.

Ngoài ra, ghi nhớ Atlas sẽ giúp tư duy của thí sinh tái hiện những hình ảnh trực quan sinh động, giúp hiểu sâu hơn về bài học, và bài tập. Nó cũng rất hữu ích cho việc trả lời các câu hỏi  xác định vị trí, tên các đảo, các vườn quốc gia…

Sơ đồ tư duy

Cách học Địa của riêng mình là học từ gốc đến ngọn, môn Địa là “thiên đường” của cách học Mindmap (Sơ đồ tư duy). Trước tiên, cần nắm khái quát các vấn đề của bài học thì mới dễ dàng vạch ra nội dung. Tiếp theo cần nắm rõ các đề mục, sau đó mới đi vào các đoạn, triển khai các ý.

Chúc các bạn ôn thi tốt và đạt kết quả cao trong các kì thi

Nguồn tin:
http://luyenthidaminh.vn/news/Kinh-nghiem-hoc-tap/on-thi-Dia-ly-543.html

4 bí quyết để học tốt môn Địa Lí

Môn địa lý là môn học đòi hỏi chúng ta phải tích lũy kiến thức và cách trình bài thông minh, logic chứ không phải học vẹt.


Từ xưa đến nay ông bà ta vẫn có câu văn ôn võ luyện, quả thật là vậy! Nhưng văn võ đó ôn luyện như thế nào để đạt được hiệu quả và tiết kiệm thời gian tốt nhất ?Ắt hẳn mỗi người chúng ta sẽ có những đáp án khác nhau và đâu là câu trả lời hữu ích nhất? Mỗi môn học sẽ có những đặc trưng riêng vì thế sẽ có những phương pháp học khác nhau, còn với môn địa lý thì như thế nào? kinh-nghiem-hoc-tot-mon-dia-ly


 Môn địa lý là môn học đòi hỏi chúng ta phải tích lũy kiến thức và cách trình bài thông minh, logic chứ không phải học vẹt.

1:Về lý thuyết

  • Đầu tiên là việc học lý thuyết, để tránh việc học vẹt chúng ta sẽ học theo sơ đồ đó là sắp xếp những ý lớn (luận điểm) rồi từ đó phân tích diễn dãi thành những ý nhỏ (luận cứ). Như khi nói về đồng bằng sông Cửu Long thì ta nghĩ ngay đến những ý chính là diện tích, điều kiện tự nhiên, dân số, kinh tế.. .rồi từ đó ta khai triển thành những ý nhỏ, kinh tế thì gồm có nông nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp… rồi lại tiếp tục khai triển những ý tiếp theo.
  • Các số liệu ở môn địa lý không cần đòi hỏi chính xác tuyệt đối 100% như môn toán mà có thể diễn dãi con số tương đối ví như: diện tích của tp Hồ Chí Minh là  2.095,06 km², ta có thể diễn dãi như sau : diện tích của tp Hồ Chí Minh hơn 2.000 km²
  • Sau mỗi chương học nên hệ thống, đúc kết lại lượng kiến thức cần thiết xem các chương có mối liên hệ gì với nhau, có những đặc điểm chung và riêng gì, nhằm tiện cho việc ôn tập và tiềm kiếm dữ liệu sau này.

2: Sử dụng Atlat
Phần quan trọng tiếp theo là  sử dụng Atlat, cần phải nắm được  hai vấn đề quan  trọng: một là phải nắm chắt các ký hiệu để có thể đọc và hiểu được các thông tin đề bài cho, hai là biết nhận diện và khai thác các biểu đồ.

  • Sẽ có những “mẹo” nhỏ để nhận biết biểu đồ : nếu đề cho từ 1-3 năm, ta sẽ vẽ biểu đồ tròn hoặc cột. Còn lớn hơn 3 năm chúng ta có các dạng biểu đồ: hình cột, miền, đường biểu diễn và biểu đồ kết hợp.Nắm bắt được ý nghĩa riêng của từng biểu đồ, sau đây là một vài ví dụ:
  • Biểu đồ tròn: Thể hiện quy mô và cơ cấu của đối tượng (theo tỷ lệ % tương đối)
  • Biểu đồ cột đơn: Thể hiện sự biến động của một đối tượng qua nhiều năm
  • Biểu đồ đường: Thể hiện sự diễn biến của các đối tượng khác nhau về đơn vị qua nhiều năm
  • Biểu đồ miền kết hợp với đường: Thường dùng biểu đồ này trong trường hợp đặc biệt: ví dụ tỷ lệ xuất và nhập, cán cân xuất nhập khẩu, tỷ lệ sinh tử…

Khi đã thuần thục với Atlat sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc giải các bài tập, đặc biệt tiết kiệm rất nhiều thời gian cho việc ôn thi môn học này.

3: Vẽ và nhận xét biểu đồ
Cuối cùng là vẽ và nhận xét biểu đồ, một phần có thể nói là làm đau đầu rất nhiều các bạn học sinh, để làm tốt phần này các bạn cần:


  • Khi vẽ biểu đồ nên chú ý đến những lỗi thường gặp là không ghi tên bản đồ hay thiếu chú thích, tên đơn vị
  • Cần phải vẽ cân đối, chính xác các khoảng cách chia trên biểu đồ tránh lệch lạc thiếu cân đối.
  • Một nhận xét tốt phải đảm bảo các yêu cầu. Phải đưa ra được vấn đề trọng tâm mà câu hỏi đề cập tới cùng với các số liệu chứng minh.
  • Từ đề bài ta đặt ra các câu hỏi “tại sao?”  ví dụ : tại sao giảm? tai sao tăng? chúng có liên hệ gì với nhau? đặc điểm đặc trưng là gì? giống hay khác nhau? đó là mốc thời gian nào? …Từ đó tổng hợp lại nội dung giải quyết các câu hỏi, so sánh số liệu để đưa ra phần nhận xét tốt nhất.

4: Một số vấn đề nhỏ khác
Ngoài những vấn đề chính ở trên thì phần trình bài như chữ viết sạch đẹp, văn từ mạch lạc cũng giúp ích bài làm được đánh giá tốt hơn trong các bài thi. Thêm một phần chú ý nho nhỏ cho các bạn là cần biết sắp xếp thời gian làm bài thật khoa học để đảm bảo rằng sẽ hoàn thành bài thi mà không bị bỏ trống câu nào. Với những bạn có mục tiêu thi vào khối xã hội có thể tham khảo những đề thi đại học trước đây để có thêm kinh nghiệm phân bổ thời gian và than điểm cho từng câu.

Từ những chia sẻ trên  mong rằng sẽ giúp ích cho các bạn trong việc học môn địa lý ngoài những giờ học trên lớp. Để môn địa lý không còn là một môn học “khó nuốt” mà sẽ là một người bạn dễ mến đầy thu hút. Tin rằng không riêng môn địa lý, các môn học khối xã hội nói chung sẽ không làm khó được chúng ta. Chúc tất cả các bạn sẽ đạt được kết quả tốt nhất trên con đường gặt hái thành công. Thân mến!

Nguồn tin:
http://daykemtainha.com/kinh-nghiem-tai-lieu-hoc-tap/269-kinh-nghiem-hoc-tot-mon-dia-ly.html

Kinh nghiệm để đạt điểm cao môn Địa lí

Tuy được xếp vào khối xã hội song học Địa không phải cứ ôm khư khư quyển sách là thành công. Thầy giáo Lê Huy Hiếu, giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy môn Địa lý hơn 30 năm, hiện đang giảng dạy tại trường THPT Chuyên Sư Phạm, Hà Nội chia sẻ những bí kíp giúp các sĩ tử 12 học và thi hiệu quả.

Kinh nghiệm để đạt điểm cao môn Địa lí



Hệ thống kiến thức lý thuyết bằng biểu đồ hình cây

Trong bất cứ môn học nào, khi ôn tập, bạn phải biết cách hệ thống lại kiến thức. Học Địa cũng vậy. Để tóm tắt kiến thức môn này, bạn nên làm theo 3 bước:

Đọc lại các bài, chú ý đọc lại không phải học thuộc, bắt được các từ khóa, là điểm mấu chốt của bài đó, để lưu giữ nội dung chính của bài học.

Tóm tắt từng bài bằng việc viết lại theo cách hiểu của mình. Không nên tóm tắt quá dài, có thể dùng ký hiệu, miễn sao mình viết mình hiểu.

Dùng sơ đồ hình cây, hệ thống toàn bộ kiến thức, lưu ý, học ôn nên từ khái quát đến cụ thể, không đi từ chi tiết đến tổng quát, cốt để nhớ hết nội dung chính của chương trình học, tránh bước vào phòng thi đụng phải nội dung không học, tâm lý hoang mang cao độ.

Kỹ năng sử dụng Atlat và nhận dạng biểu đồ

Có 3 cuốn sách cần để ôn tập tốt nghiệp môn Địa lý, đó là: sách giáo khoa, sách hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp môn Địa lý và cuốn Atlat Địa lý do NXB Giáo dục phát hành. Khi học, bạn nên có ý thức học qua hình ảnh, gắn lý thuyết trong sách với bản đồ, đặc biệt gắn kiến thức lý thuyết với Atlat. Khi học bằng cách này, bạn nhớ lâu hơn, khả năng tưởng tượng và tính sáng tạo rất cao. Khi làm bài tập với Atlat cũng không bị lúng túng.

Bài tập trong Địa lý thường chiếm từ 2- 3 điểm. Nếu rơi vào dạng bài vẽ và nhận xét biểu đồ, học sinh nên biết cách nhận dạng biểu đồ nhanh nhất. Ví dụ: biểu đồ hình tròn thể hiện tốt nhất quy mô và cơ cấu, biểu đồ đường thể hiện tốt nhất diễn biến của các đơn vị khác nhau qua nhiều năm. Điều này sẽ được các thầy cô lưu ý kỹ trong quá trình ôn tập, hệ thống kiến thức, và bạn phải nhớ nằm lòng.

3 mẹo nhỏ khi làm bài thi tốt nghiệp

Môn Địa rất kỵ dài dòng, ví dụ: Có bạn khi đi thi làm nháp phần mở bài, làm như vậy phí thời gian, không có tác dụng gì. Chú ý, mỗi đoạn trong bài thi tương đương với một ý, 5 ý là 5 đoạn, thiếu đoạn thiếu ý. Trình bảy đúng, đủ ý là có điểm. Nếu muốn ghi điểm giỏi, tạo thiện cảm cho người chấm, bạn có thể kết cấu thêm phần mở, thân, kết trong bài viết, nhưng không quá tham lam viết dài.

Địa lý thường có nhiều con số, các bạn không cần thiết phải nhớ chính xác các con số, chỉ cần đưa ra số tương đối là ổn. Ví dụ, đường bờ biền của Việt Nam có chiều dài là 3.260 km, bạn viết có chiều dài hơn 3000 km, vẫn được điểm.

Không nhất thiết nhớ tất cả các số liệu quá dài, nhưng phải nhớ được các số liệu cơ bản làm dẫn chứng cho bài viết. Ví dụ: nhắc đến đồng bằng sông Hồng, nắm được con số cơ bản về dân cư, tự nhiên...

Chúc các bạn thi tốt!


Nguồn tin:
http://tuyensinhhanoi.edu.vn/index.php/phng-phap-hc-tp/10-kinh-nghim--t-im-cao-mon-a-ly

Tiện ích nhận xét mới (Recent Comments) đẹp có Avatar cho Blogspot

vào Trang quản trị của Blogger→Bố cục→Thêm tiện ích→HTML/Javascript→Dán đoạn code sau và lưu lại.

Tiện ích nhận xét mới (Recent Comments) đẹp có Avatar cho Blogspot Mẫu 2


<div dir="ltr" style="text-align: left;" trbidi="on">
<div class="widget-content">
<style type="text/css">
ul.recent_comments{list-style:none;margin:0;padding:0;height:300px; overflow: auto;width:100%;}
.recent_comments li{background:none !important;margin:0 0 6px !important;padding:0 0 6px 0 !important;display:block;clear:both;overflow:hidden;list-style:none;}
.recent_comments li .avatarImage{padding:3px;background:#fff;box-shadow:0 1px 1px #fff;float:left;margin:0 6px 0 0;position:relative;overflow:hidden;}
.avatarRound{}
.recent_comments li img{padding:0px;position:relative;overflow:hidden;display:block;}
.recent_comments li span{margin-top:4px;color: #f8;display: block;font-size: 13px;font-style: italic;line-height: 1.4;}
</style>
<script type="text/javascript">
//<![CDATA[
// Recent Comments Settings
var
numComments = 20,//Số lượng nhận xét hiển thị
showAvatar = true,
avatarSize = 50,//Kích thước avatar người nhận xét
roundAvatar = true,
characters = 20,//Số ký tự của nhận xét
showMorelink = true,
moreLinktext = "Xem thêm &#187;",
defaultAvatar = "Link ảnh mặc định của người nhận xét không có avatar",
hideCredits = false;
//]]>
</script>
<script src="https://googledrive.com/host/0B1EJGJ56bNPuSVp5cEtXZWZnNTQ/" type="text/javascript"></script>
<script src="http://xanhlacay.blogspot.com/feeds/comments/default?alt=json&amp;callback=recent_comments&amp;max-results=100" type="text/javascript"></script>
</div>
</div>

Đề thi đại học môn địa khối c năm 2014 và đáp án

ĐỀ THI ĐẠI HỌC MÔN ĐỊA KHỐI C NĂM 2014 VÀ ĐÁP ÁN, BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, ĐỀ CHÍNH THỨC.

MÔN THI ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài 180 phút


A: ĐỀ THI

Đề thi đại học môn địa khối c năm 2014 và đáp án

B: ĐÁP ÁN

Đề thi đại học môn địa khối c năm 2014 và đáp án
Đề thi đại học môn địa khối c năm 2014 và đáp án
Đề thi đại học môn địa khối c năm 2014 và đáp án

Đề thi đại học môn địa khối c năm 2013 và đáp án

ĐỀ THI ĐẠI HỌC MÔN ĐỊA LÍ KHỐI C NĂM 2013 VÀ ĐÁP ÁN, BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, ĐỀ CHÍNH THỨC.

MÔN THI ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài 180 phút


A: ĐỀ THI


Đề thi đại học môn địa khối c năm 2013 và đáp án

B: ĐÁP ÁN


Đề thi đại học môn địa khối c năm 2013 và đáp án
Đề thi đại học môn địa khối c năm 2013 và đáp án
Đề thi đại học môn địa khối c năm 2013 và đáp án
Đề thi đại học môn địa khối c năm 2013 và đáp án

Đề thi đại học môn địa khối c năm 2012 và đáp án

ĐỀ THI ĐẠI HỌC MÔN ĐỊA LÝ KHỐI C NĂM 2012 VÀ ĐÁP ÁN, BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, ĐỀ CHÍNH THỨC.

MÔN THI ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài 180 phút


A: ĐỀ THI


Đề thi đại học môn địa khối c năm 2012 và đáp án

B: ĐÁP ÁN


Đề thi đại học môn địa khối c năm 2012 và đáp án
Đề thi đại học môn địa khối c năm 2012 và đáp án
Đề thi đại học môn địa khối c năm 2012 và đáp án
Đề thi đại học môn địa khối c năm 2012 và đáp án

Đề thi đại học môn địa khối c năm 2011 và đáp án

ĐỀ THI ĐẠI HỌC MÔN ĐỊA LÝ KHỐI C NĂM 2011 VÀ ĐÁP ÁN, BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, ĐỀ CHÍNH THỨC.

MÔN THI ĐỊA LÝ
Thời gian làm bài 180 phút


A: ĐỀ THI


Đề thi đại học môn địa khối c năm 2011 và đáp án

B: ĐÁP ÁN


Đề thi đại học môn địa khối c năm 2011 và đáp án
Đề thi đại học môn địa khối c năm 2011 và đáp án
Đề thi đại học môn địa khối c năm 2011 và đáp án
Đề thi đại học môn địa khối c năm 2011 và đáp án

Đề thi đại học môn địa khối c năm 2010 và đáp án

ĐỀ THI ĐẠI HỌC MÔN ĐỊA KHỐI C NĂM 2010 VÀ ĐÁP ÁN, BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, ĐỀ CHÍNH THỨC.

MÔN THI ĐỊA LÝ
Thời gian làm bài 180 phút

A: ĐỀ THI


B: ĐÁP ÁN

Đề thi đại học môn địa khối c năm 2010 và đáp án
Đề thi đại học môn địa khối c năm 2010 và đáp án
Đề thi đại học môn địa khối c năm 2010 và đáp án
Đề thi đại học môn địa khối c năm 2010 và đáp án


Đề thi đại học môn địa khối c năm 2009 và đáp án

ĐỀ THI ĐẠI HỌC MÔN ĐỊA LÝ KHỐI C NĂM 2009 VÀ ĐÁP ÁN, BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO, ĐỀ CHÍNH THỨC.

MÔN THI ĐỊA LÝ
Thời gian làm bài 180 phút


A: ĐỀ THI

Đề thi đại học môn địa khối c năm 2009 và đáp án

B: ĐÁP ÁN

Đề thi đại học môn địa khối c năm 2009 và đáp án
Đề thi đại học môn địa khối c năm 2009 và đáp án
Đề thi đại học môn địa khối c năm 2009 và đáp án
Đề thi đại học môn địa khối c năm 2009 và đáp án

Đề thi đại học môn Địa khối C năm 2008 và đáp án

ĐỀ THI ĐẠI HỌC MÔN ĐỊA LÝ KHỐI C NĂM 2008 VÀ ĐÁP ÁN, BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO, ĐỀ CHÍNH THỨC.

MÔN THI ĐỊA LÝ
Thời gian làm bài 180 phút

A: ĐỀ THI

Đề thi đại học môn Địa khối C năm 2008 và đáp án

B: ĐÁP ÁN

Đề thi đại học môn Địa khối C năm 2008 và đáp án
Đề thi đại học môn Địa khối C năm 2008 và đáp án
Đề thi đại học môn Địa khối C năm 2008 và đáp án
Đề thi đại học môn Địa khối C năm 2008 và đáp án