Để học tốt và thi tốt môn Địa Lí

Môn Địa lý là môn giao thoa giữa khối Tự nhiên và Xã hội. Vì vậy, muốn học tốt môn Địa, phải vận dụng cả hai nguồn kiến thức kể trên. Đặc điểm xã hội thể hiện trong lượng kiến thức lí thuyết khá dày đặc, ở việc trình bày theo hình thức tự luận, có câu cú rõ ràng. Còn đặc điểm tự nhiên là ở những công thức tính toán, các dạng biểu đồ phải vẽ tỉ mỉ, chính xác, ở cách phân tích số liệu và rút ra nhận xét.

Để học tốt và thi tốt môn Địa Lí

Do đó, muốn học tốt và thi tốt môn Địa lý, cần chú ý những điểm sau:


1. Nên học theo chủ đề
Học theo chủ đề nghĩa là học theo cách phân loại các nội dung kiến thức môn Địa lý trong sách giáo khoa phổ thông, bao gồm những ý như: Điều kiện tự nhiên, Tài nguyên thiên nhiên; Điều kiện con người (lực lượng lao động, tháp dân số...); Kinh tế Á hội các vùng; quan hệ tự nhiên, kinh tế giữa Việt Nam với các nước Đông Nam Á...

Học theo chủ đề sẽ giuáp bạn năm bắt được một cách hệ thống, lôgic (vì thông thường các chủ đề đều được đặt trong mối quan hệ mật thiết với nhau).

Cơ cấu đề thi đại học cho đến hiện nay cũng được ra đề theo sự phân loại hệ thống này. Một kinh nghiệm mà các thí sinh đã từng tham gia thi đại học khối C rút ra là: một đề thi thông thường sẽ có 3-4 câu, một câu thuộc điều kiện tự nhiên Việt Nam (có thể là vị trí Địa lý lí, tài nguyên thiên nhiên...); một câu thuộc về kinh tế xã hội (lực lượng lao động, công-nông-thương nghiệp, hoạt động đối ngoại, các cây công nghiệp...); một câu về kinh tế vùng (sẽ hỏi về một ý nào đó của một vùng) và câu còn lại là một câu vẽ biểu đồ 3 điểm.
Không nên học lan man, sẽ rất khó nhớ, lại hay bị nhầm lẫn.

2. Học gắn liền với các biểu bảng
Học Địa lý không thể không nắm vững các loại bản đồ (bản đồ Việt Nam và các vùng kinh tế trọng điểm...); bảng biểu (chỉ ra các số liệu, giá trị của một vùng); biểu đồ (các số liệu đã được tổng hợp thành hình vẽ)...Nhiều khi, chỉ cần bảng biểu thôi, bạn cũng có thể trình bày khá tốt nội dung một vấn đề nào đó.
Bản đồ là để bạn có thể nhận và chỉ ra một cách chính xác vị trí của một khu vực trong nước. Từ vị trí của khu vực này, bạn dễ dàng nhớ nó giáp ranh với những tỉnh nào, điều đó có ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển kinh tế của vùng đó. Ngoài ra, nhìn độ đậm nhạt của các Địa lý hình trên bản đồ có thể chỉ ra đặc điểm tự nhiên của vùng này: nhiều núi non hay chủ yếu là đồng bằng, dày đặc sông hay chủ yếu là đất, đất phù sa hay đất đỏ bazan chiém ưu thế, có chịu nhiều thiên tai hay điều hoà về thời tiết...Điều này sẽ tác động thế nào đến tiềm năng và điều kiện phát triển mọi mặt vùng...

Bảng biểu số liệu sẽ giúp bạn phân tích được sự hơn hay kém của vùng này so với vùng khác, sự phát triển hay tụt hậu giữa các năm, sự phát triển và tụt hậu ấy là nhanh hay chậm, trong suốt tiến trình phát triển, có giai đoạn nào phát tiển đột biến hay không. Đây là một kĩ năng cần thiết để làm tốt bài vẽ biểu đồ sau này. Vì chỉ có phân tích số liệu tốt, bạn mới có khả năng nhận xét biểu đồ đúng. Bảng biểu chính là số liệu để thực hiện việc vẽ biểu đồ.

Biểu đồ sẽ giúp cho những gì bạn trình bày được chứng minh một cách khoa học, sáng rõ. Thường thì biểu đồ phải do bạn vẽ. Trong một bài thi, bài kiểm tra, các dạng bài tập thực hành vẽ biểu đồ chiếm một lượng điểm không nhỏ, trong khi thời gian làm dạng bài này lại thấp hơn rất nhiều phần trình bày lí thuyết. Do đó, nếu bạn nắm vững kĩ năng thực hành, bạn sẽ ăn điểm tốt.

Vì vậy, đề xuất cho bạn là:
-Trong khi học lí thuyết hãy kết hợp chỉ trên bản đồ. Điều này giúp bạn ghi nhớ nhanh và lâu những nội dung vừa học.
-Tập phân tích và vẽ các biểu đồ ở cuối hoặc trong một bài học. Cánh phân tích tốt nhất là bạn hãy làm theo các bước sau:
+ Nếu đề bài cho những mốc thời gian khác nhau, hãy chú ý đến các mốc đột biến (tăng hoặc giảm), khoảng thời gian nào tăng, khoảng thời gian nào giảm? Tại sao lại tăng, tặi sao lại giảm (đối chiếu với lịch sử, bối cạnh xã hội đã được học).
+ Nếu đề bài cho những mốc thời gian có khoảng cách khác nhau, điều nhận thấy là những khoảng thời gian quá xa sẽ có mức tăng hoặc giảm không đáng kể còn những mốc thời gian ngắn, chắc chắn sẽ có sự đột biến.
+ Bao giờ tổng số lượng giữa năm sau cũng cao hơn năm trước, cho dù là sự tăng trưởng của năm sau không bằng năm trước (đó là quy luật tự nhiên). Do đó, nếu phải vẽ biểu đồ so sánh giữa hai hăy nhiều năm và biểu đồ xuất nhập khẩu, bạn nên vẽ vòng tròn của năm sau bao giờ cũng lớn hơn năm trước. Mặc dù chúng ta có công thức tính bán kính đường tròn nhưng không phải lúc nào các thầy cô chấm thi cũng có thời gian ngồi đo xem bạn có tính đúng hay không. Nếu bạn không có nhiều thời gian, chỉ cần ước lượng là cũng ok rồi.

3. Học thuộc công thức  
Như đã nói ở trên, môn Địa lý cũng có những đặc điểm của môn tự nhiên. Nhưng điểm chú ý là công thức ở đây không chỉ có ý nghĩa như những phép tính, công thức còn là cách bạn trình bày một nội dung một cách khoa học.

Ít nhất bạn phải nắm vững những công thức cơ bản sau để làm tốt bài thực hành Địa lý: công thức tính đường kính chu vi đường tròn, công thức tính phần trăm, cách chia một số liệu cụ thể trên trục toạ độ...Làm quen càng nhiều, luyện tập càng nhiều, bạn sẽ không bị bỡ ngỡ khi làm bài thi.

Công thức của một bài Địa lý thường được chia theo các loại chủ đề nội dung đã được nói ở trên. Mỗi một chủ đề, nên tổng hợp thành một khung trình bày, sau đó, bạn chỉ cần điền ý vào là xong.

Ví dụ : một bài về kinh tế vùng sẽ bao gồm những ý sau:
-Lời mở đầu: nói tổng quát về vai trò và giá trị của vùng đó trong nền kinh tế chung.
-Vị trí Địa lý lí: giáp ranh với những thành phố nào?
-Điều kiện tự nhiên: diện tích, sông núi, kênh rạch, khoáng sản...
-Dân cư và dân số: số dân, mật độ dân số, các dân tộc, tộc người...
- Nội dung trình bày: Với một bài Địa lý, tốt nhất nên chính bày theo các dấu gạch đầu dòng. Vì thường thì, các thầy cô chấm Địa lý sẽ chấm ý nhiều hơn. Chỉ cần đúng, không cần cầu kì câu chữ.
-Kết kuận: đánh giá lại một lần nữa những ưu thế và nhược điểm, nhưng điều đã làm và chưa làm được của vùng đó.

4. Nắm số liệu và các dạng thực hành
Số liệu ở đây chính là nhứng thông số bạn cần phải nắm vững và đưa vào bài Địa lý. Một bài làm môn Địa lý mà thiếu đi những dẫn chứng con số là một điều không thể chấp nhận. Đề thi đại học khối C môn Địa lý năm hoc 2003-2004 đã từng có câu hỏi “Thuỷ điện nào hiện nay có công suất lớn nhất và nhỏ nhất?”. Rõ ràng, nếu không nắm được số liệu cụ thể, bạn sẽ không thể trả lời được và để mất 0.5 điểm quý giá. Môn Địa lý cũng khác các môn khác, đặc biệt là Lịch sử ở chỗ, viện dẫn các số liệu càng chính xác, càng cập nhật, cáng có khả năng dành điểm cao.

Trong cơ cấu chấm điểm thi đại học, bao giờ cũng có một phần là: cộng 0,5->1 điểm cho những thí sinh có số liệu mới, cập nhật. có ghi nguồn và năm rõ ràng.

Về các dạng thực hành, thi đại học và thi cử nói chung hiện nay chỉ có hai dạng chủ yếu: phân tích số liệu và vẽ biểu đồ. Vẽ biểu đồ lại rất phong phú, đa dạng, do đó đòi hỏi bạn phải nắm vững: khi nào nên vẽ biểu đồ tròn, khi nào nên vẽ biểu đồ cột, biểu đồ kết hợp, biểu đồ miền...

Một bảng số liệu có thể thể hiện dưới nhiều dạng biểu dồ. Có thể bạn vẽ không giống những người khác nhưng nếu vẫn đúng thì vẫn được điểm. Nhưng rõ ràng, lựa chọn một biểu đồ đơn giản sẽ giúp thí sinh tiết kiệm nhiều thời gian.

Trên đây là một số kinh nghiệm làm và thi môn Địa lý. Chúc các bạn học và ôn thi thật tốt!

Bùi Thị Huyền Châm (Theo Mực Tím online)

Chia Sẻ Là Niềm Vui

Bài Viết Liên Quan

Bài Trước
« Bài Trước
Bài Sau
Bài Sau »