Kinh nghiệm để đạt điểm cao môn Địa lí

Tuy được xếp vào khối xã hội song học Địa không phải cứ ôm khư khư quyển sách là thành công. Thầy giáo Lê Huy Hiếu, giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy môn Địa lý hơn 30 năm, hiện đang giảng dạy tại trường THPT Chuyên Sư Phạm, Hà Nội chia sẻ những bí kíp giúp các sĩ tử 12 học và thi hiệu quả.

Kinh nghiệm để đạt điểm cao môn Địa lí



Hệ thống kiến thức lý thuyết bằng biểu đồ hình cây

Trong bất cứ môn học nào, khi ôn tập, bạn phải biết cách hệ thống lại kiến thức. Học Địa cũng vậy. Để tóm tắt kiến thức môn này, bạn nên làm theo 3 bước:

Đọc lại các bài, chú ý đọc lại không phải học thuộc, bắt được các từ khóa, là điểm mấu chốt của bài đó, để lưu giữ nội dung chính của bài học.

Tóm tắt từng bài bằng việc viết lại theo cách hiểu của mình. Không nên tóm tắt quá dài, có thể dùng ký hiệu, miễn sao mình viết mình hiểu.

Dùng sơ đồ hình cây, hệ thống toàn bộ kiến thức, lưu ý, học ôn nên từ khái quát đến cụ thể, không đi từ chi tiết đến tổng quát, cốt để nhớ hết nội dung chính của chương trình học, tránh bước vào phòng thi đụng phải nội dung không học, tâm lý hoang mang cao độ.

Kỹ năng sử dụng Atlat và nhận dạng biểu đồ

Có 3 cuốn sách cần để ôn tập tốt nghiệp môn Địa lý, đó là: sách giáo khoa, sách hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp môn Địa lý và cuốn Atlat Địa lý do NXB Giáo dục phát hành. Khi học, bạn nên có ý thức học qua hình ảnh, gắn lý thuyết trong sách với bản đồ, đặc biệt gắn kiến thức lý thuyết với Atlat. Khi học bằng cách này, bạn nhớ lâu hơn, khả năng tưởng tượng và tính sáng tạo rất cao. Khi làm bài tập với Atlat cũng không bị lúng túng.

Bài tập trong Địa lý thường chiếm từ 2- 3 điểm. Nếu rơi vào dạng bài vẽ và nhận xét biểu đồ, học sinh nên biết cách nhận dạng biểu đồ nhanh nhất. Ví dụ: biểu đồ hình tròn thể hiện tốt nhất quy mô và cơ cấu, biểu đồ đường thể hiện tốt nhất diễn biến của các đơn vị khác nhau qua nhiều năm. Điều này sẽ được các thầy cô lưu ý kỹ trong quá trình ôn tập, hệ thống kiến thức, và bạn phải nhớ nằm lòng.

3 mẹo nhỏ khi làm bài thi tốt nghiệp

Môn Địa rất kỵ dài dòng, ví dụ: Có bạn khi đi thi làm nháp phần mở bài, làm như vậy phí thời gian, không có tác dụng gì. Chú ý, mỗi đoạn trong bài thi tương đương với một ý, 5 ý là 5 đoạn, thiếu đoạn thiếu ý. Trình bảy đúng, đủ ý là có điểm. Nếu muốn ghi điểm giỏi, tạo thiện cảm cho người chấm, bạn có thể kết cấu thêm phần mở, thân, kết trong bài viết, nhưng không quá tham lam viết dài.

Địa lý thường có nhiều con số, các bạn không cần thiết phải nhớ chính xác các con số, chỉ cần đưa ra số tương đối là ổn. Ví dụ, đường bờ biền của Việt Nam có chiều dài là 3.260 km, bạn viết có chiều dài hơn 3000 km, vẫn được điểm.

Không nhất thiết nhớ tất cả các số liệu quá dài, nhưng phải nhớ được các số liệu cơ bản làm dẫn chứng cho bài viết. Ví dụ: nhắc đến đồng bằng sông Hồng, nắm được con số cơ bản về dân cư, tự nhiên...

Chúc các bạn thi tốt!


Nguồn tin:
http://tuyensinhhanoi.edu.vn/index.php/phng-phap-hc-tp/10-kinh-nghim--t-im-cao-mon-a-ly

Chia Sẻ Là Niềm Vui

Bài Viết Liên Quan

Bài Trước
« Bài Trước
Bài Sau
Bài Sau »