4 bí quyết để học tốt môn Địa Lí

Môn địa lý là môn học đòi hỏi chúng ta phải tích lũy kiến thức và cách trình bài thông minh, logic chứ không phải học vẹt.


Từ xưa đến nay ông bà ta vẫn có câu văn ôn võ luyện, quả thật là vậy! Nhưng văn võ đó ôn luyện như thế nào để đạt được hiệu quả và tiết kiệm thời gian tốt nhất ?Ắt hẳn mỗi người chúng ta sẽ có những đáp án khác nhau và đâu là câu trả lời hữu ích nhất? Mỗi môn học sẽ có những đặc trưng riêng vì thế sẽ có những phương pháp học khác nhau, còn với môn địa lý thì như thế nào? kinh-nghiem-hoc-tot-mon-dia-ly


 Môn địa lý là môn học đòi hỏi chúng ta phải tích lũy kiến thức và cách trình bài thông minh, logic chứ không phải học vẹt.

1:Về lý thuyết

  • Đầu tiên là việc học lý thuyết, để tránh việc học vẹt chúng ta sẽ học theo sơ đồ đó là sắp xếp những ý lớn (luận điểm) rồi từ đó phân tích diễn dãi thành những ý nhỏ (luận cứ). Như khi nói về đồng bằng sông Cửu Long thì ta nghĩ ngay đến những ý chính là diện tích, điều kiện tự nhiên, dân số, kinh tế.. .rồi từ đó ta khai triển thành những ý nhỏ, kinh tế thì gồm có nông nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp… rồi lại tiếp tục khai triển những ý tiếp theo.
  • Các số liệu ở môn địa lý không cần đòi hỏi chính xác tuyệt đối 100% như môn toán mà có thể diễn dãi con số tương đối ví như: diện tích của tp Hồ Chí Minh là  2.095,06 km², ta có thể diễn dãi như sau : diện tích của tp Hồ Chí Minh hơn 2.000 km²
  • Sau mỗi chương học nên hệ thống, đúc kết lại lượng kiến thức cần thiết xem các chương có mối liên hệ gì với nhau, có những đặc điểm chung và riêng gì, nhằm tiện cho việc ôn tập và tiềm kiếm dữ liệu sau này.

2: Sử dụng Atlat
Phần quan trọng tiếp theo là  sử dụng Atlat, cần phải nắm được  hai vấn đề quan  trọng: một là phải nắm chắt các ký hiệu để có thể đọc và hiểu được các thông tin đề bài cho, hai là biết nhận diện và khai thác các biểu đồ.

  • Sẽ có những “mẹo” nhỏ để nhận biết biểu đồ : nếu đề cho từ 1-3 năm, ta sẽ vẽ biểu đồ tròn hoặc cột. Còn lớn hơn 3 năm chúng ta có các dạng biểu đồ: hình cột, miền, đường biểu diễn và biểu đồ kết hợp.Nắm bắt được ý nghĩa riêng của từng biểu đồ, sau đây là một vài ví dụ:
  • Biểu đồ tròn: Thể hiện quy mô và cơ cấu của đối tượng (theo tỷ lệ % tương đối)
  • Biểu đồ cột đơn: Thể hiện sự biến động của một đối tượng qua nhiều năm
  • Biểu đồ đường: Thể hiện sự diễn biến của các đối tượng khác nhau về đơn vị qua nhiều năm
  • Biểu đồ miền kết hợp với đường: Thường dùng biểu đồ này trong trường hợp đặc biệt: ví dụ tỷ lệ xuất và nhập, cán cân xuất nhập khẩu, tỷ lệ sinh tử…

Khi đã thuần thục với Atlat sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc giải các bài tập, đặc biệt tiết kiệm rất nhiều thời gian cho việc ôn thi môn học này.

3: Vẽ và nhận xét biểu đồ
Cuối cùng là vẽ và nhận xét biểu đồ, một phần có thể nói là làm đau đầu rất nhiều các bạn học sinh, để làm tốt phần này các bạn cần:


  • Khi vẽ biểu đồ nên chú ý đến những lỗi thường gặp là không ghi tên bản đồ hay thiếu chú thích, tên đơn vị
  • Cần phải vẽ cân đối, chính xác các khoảng cách chia trên biểu đồ tránh lệch lạc thiếu cân đối.
  • Một nhận xét tốt phải đảm bảo các yêu cầu. Phải đưa ra được vấn đề trọng tâm mà câu hỏi đề cập tới cùng với các số liệu chứng minh.
  • Từ đề bài ta đặt ra các câu hỏi “tại sao?”  ví dụ : tại sao giảm? tai sao tăng? chúng có liên hệ gì với nhau? đặc điểm đặc trưng là gì? giống hay khác nhau? đó là mốc thời gian nào? …Từ đó tổng hợp lại nội dung giải quyết các câu hỏi, so sánh số liệu để đưa ra phần nhận xét tốt nhất.

4: Một số vấn đề nhỏ khác
Ngoài những vấn đề chính ở trên thì phần trình bài như chữ viết sạch đẹp, văn từ mạch lạc cũng giúp ích bài làm được đánh giá tốt hơn trong các bài thi. Thêm một phần chú ý nho nhỏ cho các bạn là cần biết sắp xếp thời gian làm bài thật khoa học để đảm bảo rằng sẽ hoàn thành bài thi mà không bị bỏ trống câu nào. Với những bạn có mục tiêu thi vào khối xã hội có thể tham khảo những đề thi đại học trước đây để có thêm kinh nghiệm phân bổ thời gian và than điểm cho từng câu.

Từ những chia sẻ trên  mong rằng sẽ giúp ích cho các bạn trong việc học môn địa lý ngoài những giờ học trên lớp. Để môn địa lý không còn là một môn học “khó nuốt” mà sẽ là một người bạn dễ mến đầy thu hút. Tin rằng không riêng môn địa lý, các môn học khối xã hội nói chung sẽ không làm khó được chúng ta. Chúc tất cả các bạn sẽ đạt được kết quả tốt nhất trên con đường gặt hái thành công. Thân mến!

Nguồn tin:
http://daykemtainha.com/kinh-nghiem-tai-lieu-hoc-tap/269-kinh-nghiem-hoc-tot-mon-dia-ly.html

Chia Sẻ Là Niềm Vui

Bài Viết Liên Quan

Bài Trước
« Bài Trước
Bài Sau
Bài Sau »