Những đồ ăn tốt cho sức khỏe mùa thi

Trong quá trình tư vấn sức khoẻ mùa thi, TS Hoàng Kim Thanh (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) thường thấy học sinh hay gặp phải một số vấn đề như: Căng thẳng dẫn đến đau đầu, mất trí nhớ, run chân tay, người mệt mỏi, đau bụng… Nguyên nhân chủ yếu là do các em ăn, uống, tập thể dục chưa điều độ, trong khi học quá nhiều, căng thẳng.


Quá trình ôn tập cho đến lúc đi thi, các em nên chú ý đến việc đảm bảo dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày. Các em nên ăn thực phẩm có chất đạm, béo, bột, vitamin muối khoáng. Những chất này có trong các món ăn như trứng, tôm, cua, đậu đỗ, dầu, mỡ, bơ, vừng, lạc, rau xanh, hoa quả chín.

Về đồ uống, các em nên uống từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày. Các em nên uống nhiều nước hoa quả; hạn chế uống nước có ga và các chất kích thích như rượu, bia, cà phê.

Nếu có điều kiện, các em cũng nên uống từ 1 đến 2 cốc sữa/ngày (hoặc ăn sữa chua). Tuy nhiên, nhiều em uống đến 4, 5 cốc sữa/ngày là không thực sự tốt.

Dù quá trình ôn thi, thời gian quý như vàng, nhưng các em cố gắng đảm bảo cho giấc ngủ tối thiểu phải 6 tiếng/ngày. Học sinh cũng nên ngủ trưa trong vòng 1 tiếng để giúp các bộ phận của cơ thể, cũng như tế bào não được nghỉ ngơi, phục hồi chức năng.

Các em chỉ nên học đến 12 giờ đêm, không nên học quá khuya. Nếu thấy đói, nên ăn nhẹ. Buổi sáng, không nên dậy trước 5 giờ sáng.

Cứ sau 45 phút ôn bài, các em nên tạm dừng, đứng lên, ra ngoài tập nhẹ để mắt được nghỉ và cơ thể đỡ mỏi. Nếu thấy quá căng thẳng, nên uống một cốc sữa nóng, hoặc trà nóng (nên uống trà tâm sen), nghỉ khoảng 15 đến 30 phút rồi tiếp tục ngồi vào bàn.

Trong quá trình ôn thi kéo dài, nhiều phụ huynh lo lắng, bắt con uống các loại thuốc bổ “tăng lực”. Tuy nhiên, bố mẹ không nên bắt các em tự uống thuốc như vậy, tốt nhất là cứ để các em phát triển tự nhiên. Còn nếu muốn uống thuốc, nhất thiết phải theo hướng dẫn của bác sĩ.

Hôm trước ngày thi rất quan trọng. Các em nên nghỉ ngơi thoải mái, không uống các chất kích thích như rượu, bia, cà phê. Nên đi ngủ sớm, ngủ đẫy giấc (nên đi ngủ từ lúc 9, 10 giờ tối). Nếu muốn ôn bài, thì chỉ nên xem lướt qua.

Buổi sáng hôm thi, các em nên ăn sáng bằng đồ tươi, sạch, tránh ăn quá no, tốt nhất là ăn ở nhà để đảm bảo vệ sinh.

Thanh Mai: tuyensinh.ussh.edu.vn

Chiến thuật giữ sức khoẻ mùa thi

Mùa thi rơi vào mùa nóng nhất trong năm. Làm sao để giữ một tinh thần sảng khoái và một sức khoẻ tốt? Các chuyên gia sẵn sàng cung cấp cho bạn một bí kíp trước khi “xông pha trận mạc”.



ĂN – Quan trọng lắm!

Ăn uống theo đòi hỏi cơ thể

Nghĩa là chỉ cần ăn đủ 3 bữa chính, mỗi bữa đều bảo đảm có đủ các nhóm thực phẩm: bột-đường-béo-đạm-xơ, và 2 bữa ăn phụ vào lúc xế chiều, và tối khuya. Thực đơn cho bữa ăn phụ chỉ cần một bát chè hoặc vài miếng bánh quy, một cốc sữa tươi hay một hộp sữa chua… là được.

Đến mùa thi, nhiều bạn ra sức nhồi óc heo, óc bò… với hi vọng là “ăn óc bổ óc”. Điều này thực ra không mấy cần thiết. Vì tất cả những món ăn khi vào cơ thể bạn cũng sẽ được “hô biến” thành năng lượng nuôi mọi cơ quan, nghĩa là bạn sẽ được bổ đủ thứ chứ không riêng gì… óc!

NGỦ – Cũng quan trọng không kém!

Những thói quen KHÔNG TỐT nên từ bỏ:

Ăn tối quá no
Nếu bạn ăn nhiều vào buổi tối, cơ quan tiêu hoá phải làm việc vất vả, mệt mỏi, khó tiêu, giấc ngủ sẽ đến với bạn rất khó khăn. Hôm nào lỡ ăn quá nhiều thì bạn nên thả bộ từ 30 – 45 phút, rồi tắm nước ấm; tạo không gian phòng ngủ thoáng mát, yên tĩnh… để vỗ giấc nhé!

Uống nhiều cà phê, trà
Khá nhiều bạn thú nhận thích uống cà phê hoặc trà để thức khuya học bài. Cảm giác an thần tạm thời giúp bạn “tỉnh như sáo” suốt đêm lại chính là nguyên nhân khiến bạn trở nên lờ đờ, khó tập trung vào hôm sau. Đó là chưa kể về lâu dài, các chất cafein trong cà phê, trà còn khiến bạn bị giảm trí nhớ. Vì vậy, sau 18 giờ, bạn không nên dùng các loại nước uống có chất kích thích này.

Học bài trên… giường ngủ
Đã khuya mà bạn vẫn chưa thanh toán xong đống bài vở? Lúc này nếu có cố nhồi nhét bạn vẫn sẽ không đủ tỉnh táo để hoàn thành hết đâu. Tốt nhất là bạn hãy tắt đèn, lên giường và ngủ một giấc thật ngon lành, sau khi đã để đồng hồ báo thức vào rạng sáng hôm sau. Dậy sớm học bài thay vì thức khuya học bài, bạn sẽ thấy rõ sự khác biệt đó!


THƯ GIÃN – Rất cần thiết

Có 3 cách phổ biến sau:

Chơi thể thao
Khi giải phóng năng lượng cho các bộ phận bạn cũng đang giải toả áp lực cho đầu óc của mình. Bạn có thể chọn một môn thể thao hợp với mình như: cầu lông, chạy bộ, bóng bàn, bơi lội… Chơi thể thao mức độ vừa phải (3 buổi/tuần) và không tăng liều lượng hơn giai đoạn bình thường.

Xem phim, nghe nhạc…
Xem phim hài, nghe nhạc nhẹ, đọc truyện ngắn, truyện vui cười… là một liệu pháp tốt cho những lúc đầu óc bạn “căng như dây đàn”.

Hít vào, thở ra!
Khi thấy mệt mỏi, bạn thử cách này xem: ngồi xuống ghế êm hoặc ngồi xuống nền nhà, mắt nhắm lại, đầu óc thư giãn, không suy nghĩ, hít sâu-thở ra chầm chậm, nhẹ nhàng khoảng 3-5 phút/lần. Thực hiện nhiều lần trong ngày, bạn sẽ thấy bớt căng thẳng.

Tuy nhiên cần lưu ý nhé: không nên chọn quá nhiều cách thư giãn, bạn sẽ dễ sa đà vào chuyện… nghỉ hơn học là tiêu tùng luôn!

Giờ mới đến HỌC

Học bao nhiêu tiếng là đủ?

Thời gian học với mỗi bạn không giống nhau. Tuy nhiên, nó đều có chung một nguyên tắc là tăng nhịp đều đặn thì bạn mới có thể tiếp thu kiến thức tốt và nhớ lâu được. Cụ thể, bạn không nên học dồn dập 3 tuần trước khi thi mà phải học trước đó ít nhất 3-4 tháng. Trong thời gian này, bạn nên học từ 2-3 tiếng/buổi, nghỉ ngơi giữa giờ từ 15-20 phút. 3 tuần sau cùng, bạn bắt đầu học giảm nhẹ, có thể chỉ còn 1-2 tiếng và tăng cường những giờ giải lao để đầu óc được “xả hơi”.

Rất nhiều bạn chỉ tập trung học vào một hai tháng cao điểm cuối cùng của mùa thi. Điều này hoàn toàn sai. Học “thần tốc”, khi bước chân vào phòng thi, kiến thức của bạn sẽ rất lung tung. Cho dù may mắn có nhớ bài, học và thi xong, chữ nghĩa của bạn cũng bay mất tiêu hoặc… “trả thầy trả cô” luôn rồi.

Mực Tím

Các nguyên tắc căn bản trong lựa chọn nghề nghiệp

Bằng việc đặt ra 3 câu hỏi then chốt, TS Phạm Mạnh Hà (Khoa Tâm lí học) gợi ý cho các bạn học sinh về các nguyên tắc căn bản trong lựa chọn nghề nghiệp.


“Tôi thích nghề gì?”
Muốn làm nghề gì trước hết bản thân phải thích nó, tức là hứng thú với công việc trong nghề, nếu không thích thì đừng chọn. Chúng ta không thể thay đổi nghề dễ như thay đổi cái áo được. Hơn nữa, ta không dễ gì đến với nghề khác theo sở thích của bản thân mình ngay sau khi ta đã chán nghề đã chọn…

Đối với người lao động, chỉ có niềm đam mê, hứng thú với công việc mới có thể giúp học vượt qua những khó khăn của nghề nghiệp, giúp họ ngày càng hoàn thiện nghề nghiệp để có được một sự nghiệp vững chắc.

“Tôi làm được nghề gì?”
Để trả lời câu hỏi này, phải tự kiểm tra năng lực học tập, năng khiếu, tính cách của mình có phù hợp với các yêu cầu của nghề đặt ra hay không. Vào nghề là phải mang tài năng ra phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. Năng suất lao động cao, thành tích hoạt động tốt… đều phụ thuộc vào sự phù hợp giữa năng lực, tính cách, thể chất đối với những yêu cầu của nghề nghiệp.

Cần nhớ rằng, có nghề mình thích nhưng không làm được, có nghề mình không thích (do chưa hiểu giá trị và ý nghĩa của nghề) nhưng nó lại đang kêu gọi tuổi trẻ gánh vác, cống hiến và chúng ta có năng lực đáp ứng. Trong trường hợp này, ta nên vì những giá trị và ý nghĩa của nghề làm căn cứ l ưạ chọn. Trong nhiều trường hợp, sự hứng thú, say mê đối với nghề dần được hình thành trong chính quá trình lao động làm việc trong nghề nghiệp đó.

“Tôi cần làm nghề gì?”
Câu hỏi này liên quan tới những điều vừa nói ở trên. Những nghề không có nhu cầu nhân lực, không nằm trong kế hoạch phát triển thì dù có thích hoặc có năng lực tương ứng thì ta cũng không nên lựa chọn. Vì thế, để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải căn cứ vào những mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, vào hướng phát triển kinh tế trong kế hoạch nhà nước, vào kế hoạch sản xuất và hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của địa phương mình. Nhận thức sâu sắc nội dung câu hỏi này, chúng ta có thể điều chỉnh, phát triển hứng thú và năng lực của mỗi cá nhân.

TS Phạm Mạnh Hà: tuyensinh.ussh.edu.vn

Sai lầm phổ biến trong chọn nghề

Khi đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời, nhiều bạn trẻ bắt đầu đặt cho mình câu hỏi mình thực sự yêu thích nghề gì, nghề đó có thực sự phù hợp với mình hay không, cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường như thế nào… Nhưng không phải tất cả các bạn có được câu trả lời thoả đáng.


Nhiều bạn cho đến sát ngày nộp hồ sơ cũng chưa quyết định được mình sẽ theo đuổi nghề nghiệp nào, trong khi có bạn lại có quá nhiều lựa chọn và không thể quyết định được một lựa chọn nào tối ưu. Và trong tình huống gấp gáp đó, việc lựa chọn nghề nghiệp của các bạn học sinh rất dễ dẫn tới những sai lầm.

Sau đây, TS Phạm Mạnh Hà sẽ nêu và phân tích một số sai lầm thường gặp ở các bạn học sinh khi lựa chọn nghề nghiệp.

Chọn nghề vì thu nhập cao và dễ xin việc
Thu nhập cao và dễ xin việc luôn là những giá trị hấp dẫn các bạn học sinh lấy làm căn cứ cho việc chọn nghề. Điều này không sai nhưng nó lại khiến các bạn quên mất chúng ta chỉ có thể kiếm được việc làm và được trả lương cao khi chúng ta đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của nhà quản lí cả viền kiến thức, kĩ năng và thái độ. Hơn nữa, khi các bạn bắt tay vào công việc lúc đó bạn mới nhận thấy ngoài tiền bạc bạn còn mong đợi một cơ hội để mình phát huy năng lực, có một môi trường làm việc thân thiện, phù hợp với tích cách của mình. Một lời khuyên cho bạn là khi chọn nghề hãy đặt ra 5 hay 6 yếu tố cần thoả mãn nhất thiết không hẳn cứ là tiền bạc hay cơ hội việc làm.

Có bằng đại học thì dễ xin việc hơn bằng trung cấp, cao đẳng
Thực tế hàng năm chúng ta có hàng ngàn bạn sinh viên ra trường ở mọi ngành nghề khác nhau nhưng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm. Nhiều bạn không thể chờ đợi công việc đúng chuyên môn đã phải đi làm đủ nghề để kiếm sống như chạy bàn trong quán bar, đi bán nước chè, bán quần áo… Trong khi đó, nhiều bạn sinh viên học các ngành như điện, hàn, nguội… tại các trường trung cấp, khi tốt nghiệp ra trường đã được các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhận về làm việc với thu nhập ổn định và nhiều cơ hội thăng tiến. Vì thế nếu nghĩ đơn giản rằng học đại học sẽ dễ xin việc hơn học trung cấp, cao đẳng thì đó là một sai lầm.

Chọn nghề theo sự thành công của người thân
Mỗi người đều có sở trường, sở đoản, tính cách, năng lực và sở thích khác nhau vì thế nghề này mang lại sự nghiệp cho người này nhưng chưa chắc đã mang đến thành công cho người kia. Ở nhiều gia đình, bố mẹ thường hay định hướng thậm chí bắt buộc con cái phải đi theo con đường nghề nghiệp mà bố mẹ đã có nhiều thành công. Truyền thống nghề nghiệp gia đình là một nhân tố quan trọng để các bạn học sinh phát triển sự nghiệp của mình. Nhưng sẽ là sai lầm nếu bản thân cố tình lựa chọn theo nghề của bố mẹ, người thân mà không tính tới sự phù hợp giữa năng lực, hứng thú của mình với các yêu cầu của nghề nghiệp.

Chọn nghề nhưng không hiểu hết các công việc của nghề
Chọn nghề nhưng không hiểu biết về những công việc mà mình phải làm sau này, nhưng khó khăn vất vả mình phải đối mặt… dẫn tới khi các bạn tốt nghiệp ra trường, đi làm rồi lúc đó mới nhận ra ngoài kiến thức chuyên môn được học thì bản thân không có đủ điều kiện cả về sức khoẻ, tính cách đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của công việc. Chọn nghề kiểu này sẽ dẫn tới những tác hại vô cùng nguy hiểm dẫn tới những sự cố đáng tiếc sau này.

Chọn nghề theo kiểu may rủi
Đôi lúc, nhiều bạn học sinh băn khoăn không biết lựa chọn nghề này hay nghề khác trong số danh sách các nghề mà các em cho rằng phù hợp. Bỏ nghề này hay chọn nghề kia luôn là một sự lựa chọn khó khăn vì bỏ nghề nào cũng tiếc. Trong tình huống này, một số bạn đã lựa chọn giải pháp chọn đại lấy một ngành rồi ngồi đó để hi vọng rằng mình đã chọn đúng. Một số bạn khác lại đi tìm các nhà tử vi, thầy bói hay cầu cúng để tư vấn cho bản thân lựa chọn một nghề nghiệp nào đó.

Chọn nghề nhưng không tính tới điều kiện, hoàn cảnh gia đình
Nhiều bạn trẻ với giấc mơ đại học cháy bỏng, với mong muốn thoát li khỏi cuộc sống nông nghiệp khó khăn, vất vả đã cố thi vào các trường đại học. Sau một vài học kì, chi phí đào tạo ngày càng tăng công với các chi phí sinh hoạt khác đã khiến cho nhiều gia đình không còn khả năng tài chính để đầu tư cho con cái vì thế nhiều bạn sinh viên phải bỏ dở giữa chừng.

TS Phạm Mạnh Hà: tuyensinh.ussh.edu.vn

3 Lời khuyên giúp bạn giảm căng thẳng khi bước vào phòng thi

Bạn thường xuyên hồi hộp, lo lắng trước phòng thi? Ai cũng có sự căng thẳng, lo lắng nhất định trước khi bước vào phòng thi. Một sự lo lắng, căng thẳng nhỏ có thể giúp cải thiện công việc của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn quá run và mất tự tin, bạn sẽ không thể làm bài thi một cách trôi chảy và như ý. Vì vậy, hãy đọc những lời khuyên này để có thể giảm bớt căng thẳng và lo lắng trước khi vào phòng thi.


1. Đừng cố gắng ghi nhớ quá nhiều
Việc đầu tiên của lời khuyên để đối phó với sự căng thẳng, lo lắng trước giờ G là đừng cố nhồi nhét quá nhiều kiến thức trong một vài tiếng thậm chí vài phút trước giờ thi. Hãy tập trung ghi nhớ những đề mục, hoặc những thông tin quan trọng. Nếu bạn cố gắng nhồi nhét quá nhiều sự kiện, kiến thức trong đầu của bạn, bạn sẽ không thể nhớ hết, thậm chí nhớ nhầm. Đừng gây áp lực cho bộ não của bạn.

2. Bắt đầu ôn bài thật sớm
Hãy bắt đầu ôn bài từ 2-3 tuần trước ngày thi thay vì “nước đến chân mới nhảy” Hoảng loạn đến phút cuối cùng sẽ không giúp được gì, bạn sẽ chỉ quên những gì bạn đã biết và không hiểu bất cứ điều gì khác. Bạn nên lập cho mình một kế hoạch học tập, sau đó hoàn thành kế hoạch đó bằng những nỗ lực của mình. Như vậy trong thời gian này chỉ còn 3 ngày nữa là đến kỳ thi rồi các bạn nên giữ cho mình đầu óc thoải mái, không căng thẳng, thư giãn giúp cho bộ não của bạn được nghỉ ngơi thư giãn trước khi bước vào kỳ thi. Những kiến thức của các bạn đã được trang bị trong suốt 12 năm qua rồi không phải chỉ có 1 tháng trước kỳ thi nên các bạn cứ yên tâm và lạc quan trước kỳ thi.

3. Thử một vài biện pháp giữ bình tĩnh
Nếu bạn rất lo lắng, bạn nên thử một vài biện pháp. Bạn có thể mang theo một chai nước và uống một vài giọt ở bất cứ nơi đâu. Bở vì việc uống nước lọc hoặc nước chanh đường có thể giúp bạn giảm căng thẳng. Bạn cũng có thể thử một số kỹ thuật thở như sau: Bạn nhắm mắt lại không suy nghĩ điều gì chỉ tập trung vào hít vào 1 hơi thở thật sâu rồi thở ra…. Bạn tập hít thở theo kỹ thuật trên tối thiểu 5 hơi thở sẽ giúp cơ thể bạn cảm thấy bình tĩnh hơn. 

Một số chia sẻ giúp ban an tâm trước kỳ thi

Nguyên tắc tránh bị hủy bài thi vì một số sai sót trong phòng thi.
Theo Quy chế thi tốt nghiệp THPT QUỐC GIA 2015, THÍ SINH bị hủy kết quả thi và cấm thi từ 1 đến 2 năm nếu vi phạm một trong các khuyết điểm sau: hành hung giám thị, giám khảo, người phục vụ của các hội đồng coi thi, hội đồng chấm thi, hội đồng phúc khảo; gây rối làm mất trật tự an ninh ở khu vực coi thi, gây hậu quả nghiêm trọng cho kỳ thi, khai man hồ sơ thi hoặc nhờ người thi hộ. Bị cảnh cáo trước hội đồng coi thi nếu chép bài của thí sinh khác hoặc cho thí sinh khác chép bài của mình. Đối với các trường hợp đi thi hộ sẽ hủy kết quả thi tốt nghiệp phổ thông, tuyển sinh vào các cơ sở giáo dục tại các kỳ thi cùng năm, buộc thôi học nếu đang theo học tại các cơ sở giáo dục, đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất, mức độ và hậu quả vi phạm.


Tránh một số sơ xuất nhỏ
Trong khi thi cũng cần hiểu rõ những quy định: rất nhiều thí sinh bị trừ điểm vì có thói quen vẽ đồ thị (môn toán) bằng bút chì trong khi quy định phải vẽ bằng bút mực. Có thí sinh vô tư dùng bút xóa trong khi quy định không được dùng bút xóa trong bài thi.

Cũng có các thí sinh mang điện thoại vào phòng thi. Nhiều thí sinh bị đình chỉ thi một cách oan uổng khi vô tình để chuông điện thoại reo trong túi quần hoặc túi áo.

Trước ngày thi, thí sinh cần chuẩn bị tất cả vật dụng cần thiết cho vào cặp táp, đến ngày thi cứ thế xách đi là không thể quên được. Trong khi thi cũng cần hiểu rõ những quy định: rất nhiều thí sinh bị trừ điểm vì có thói quen vẽ đồ thị (môn toán) bằng bút chì trong khi quy định phải vẽ bằng bút mực. Có thí sinh vô tư dùng bút xóa trong khi quy định không được dùng bút xóa trong bài thi. Có thí sinh mang bút chì để làm bài thi trắc nghiệm nhưng quên không mang dụng cụ gọt bút chì, chẳng may chì bị gãy không biết phải xoay xở làm sao. Thêm một lời khuyên nữa là khi đi thi cần đi sớm để tránh bị kẹt xe, xe hư... Những năm trước có một số thí sinh không được vào thi vì ngủ quên hoặc bị trục trặc xe cộ”.

Đặc biêt lưu ý: “Khi nhận đề thi, thí sinh nên kiểm tra kỹ số trang và chất lượng các trang in. Nếu phát hiện thấy đề thiếu trang hoặc rách, hỏng, nhòe, mờ phải báo cáo ngay với giám thị phòng thi, chậm nhất 15 phút sau khi phát đề. Thí sinh không được rời khỏi phòng thi suốt thời gian làm bài thi trắc nghiệm. Đối với môn tự luận, thí sinh có thể được ra khỏi phòng thi sau khi hết 2/3 thời gian làm bài của môn thi và phải nộp bài kèm theo đề thi, giấy nháp”.

Ở môn thi trắc nghiệm: Thí sinh ghi tên và số báo danh của mình vào vị trí tương ứng trong đề thi, xthí sinh mã đề thi (in trên đầu đề thi) và dùng bút mực hoặc bút bi ghi ngay ba chữ số của mã đề thi vào ba ô vuông nhỏ ở đầu các cột của khung mã đề thi. Sau đó dùng bút chì tô kín lần lượt theo từng cột ô có chữ số tương ứng với chữ số ở đầu mỗi cột, ghi mã đề thi của mình vào hai phiếu thu bài thi. Thí sinh tuyệt đối không ký tên vào phiếu thu bài khi chưa nộp bài. Trên phiếu trả lời trắc nghiệm chỉ được tô chì đen ở ô trả lời, không được tô bất cứ ô nào trên phiếu trả lời trắc nghiệm bằng bút mực, bút bi hoặc để lại ký hiệu riêng trên phiếu trả lời trắc nghiệm. Phiếu trả lời trắc nghiệm phải được giữ phẳng, không được gập và làm bẩn”.

Đặc biệt lưu ý: “Những ngày trước kỳ thi không nên thức quá khuya, cần đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc, ăn uống đủ chất và quan trọng là phải chuẩn bị tâm lý thật thoải mái. Nên chuẩn bị một túi đựng hồ sơ thi trong đó có thẻ dự thi, bút và các dụng cụ cần thiết, tránh bị quên và không nên mang các thứ rườm rà như hộp bút, túi vải... Để làm tốt bài thi cần đọc kỹ đề, sắp xếp thời gian làm bài và thời gian dò lại bài, làm theo thứ tự câu dễ trước, câu khó sau, lý thuyết trước, bài tập sau. Bí quyết để đạt điểm cao các môn tự luận không phải là viết càng dài càng tốt, mà là viết ngắn gọn, đủ ý và đúng trọng tâm.

Một kinh nghiệm nhỏ là khi đến trường thi cần đi vệ sinh trước và cũng để nắm vị trí khu vệ sinh gần nhất”.

Hy vọng những lời chia sẻ này sẽ giúp các bạn an tâm tự tin hơn trước kỳ thi.

Nguồn: Cung cấp giáo viên nước ngoài

Đại học Khoa Học Thái Nguyên

Là một trường ĐH xét tuyển khối C, trường ĐH Khoa Học Thái Nguyên thuộc ĐH Thái Nguyên, Được thành lập năm 2002. Sau đây là một số thông tin chi tiết về ĐH Khoa Học Thái Nguyên cho các bạn tham khảo, để cân nhắc việc lựa chọn trường đăng kí theo học.


1: Mã trường
DTZ

2: Logo trường


3: Vị trí địa lý
Trường nằm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 3km, thuộc địa bàn Xã Quyết Thắng, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.

4: Các nghành thi tuyển khối C
Trường Đại học Khoa Học Thái Nguyên đào tạo các chuyên nghành xét tuyển khối C là: Lịch Sử, Văn Học, Công Tác Xã Hội, Việt Nam Học, Báo Chí, Khoa Học Quản Lý.....

5: Mục tiêu đào tạo
 Trường Đại học Khoa học có nhiệm vụ là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có trình độ đại học, sau đại học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội bao gồm: cử nhân ngành Toán-Tin, Lý, Hoá, Khoa học Môi trường, Sinh, Công nghệ Sinh, Địa, Sử, Văn, Khoa học quản lý, Công tác xã hội; thạc sỹ ngành Toán, Sinh; Tiến sĩ ngành Hoá Sinh.

6: Đội ngũ giảng viên





7: Khu ký túc xá cho sinh viên




8: Khu thư viện





Sưu tầm và tổng hợp: xanhlacay

Đại học Sư Phạm Thái Nguyên

ĐH Sư Phạm Thái Nguyên thuộc ĐH Thái Nguyên, Là một trường ĐH xét tuyển khối C, trường  là trường có bề dày truyền thống được thành lập năm 1966. Sau đây là một số thông tin chi tiết về ĐH Sư Phạm Thái Nguyên cho các bạn tham khảo, để cân nhắc việc lựa chọn trường đăng kí theo học.


1: Mã trường
DTS

2: Logo trường


3: Vị trí địa lý
Nằm ngay gần trung tâm thành phố Thái Nguyên, ĐH Sư Phạm Thái Nguyên ở Số 20 Lương Ngọc Quyến, Phường Quang Trung - Thành phố Thái Nguyên.



4: Các nghành học xét tuyển khối C
Trường ĐH Sư Phạm TN đào tạo các chuyên nghành xét tuyển khối C là Lịch sử, Địa lý, Ngữ văn, Giáo dục chính trị, Giáo dục Trung học cơ sở, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non...

5: Mục tiêu đào tạo
Trường ĐH Sư Phạm TN đào tạo giáo viên, cán bộ khoa học có trình độ Cao Đẳng, Đại Học và sau Đại Học, phục vụ cho sự nghiệp giáo dục của cả nước, đặc biệt là khu vực trung du miền núi phía Bắc.

6: Đội ngũ giảng viên

7: Điều kiện ăn ở

8: Điều kiện học tập

9: Hoạt động ngoại khóa

Đội ngũ giảng viên

Đội ngũ giảng viên

Đội ngũ giảng viên
Điều kiện học tập và ăn ở cho sinh viên

Điều kiện học tập và ăn ở cho sinh viên

Điều kiện học tập và ăn ở cho sinh viên

Điều kiện học tập và ăn ở cho sinh viên

Điều kiện học tập và ăn ở cho sinh viên
Hoạt động ngoại khóa

Hoạt động ngoại khóa

Hoạt động ngoại khóa

Hoạt động ngoại khóa

Sưu tầm và tổng hợp: xanhlacay

Đề thi Địa Lý THPT Quốc gia 2015 và đáp án

Đề thi Địa Lý THPT Quốc gia 2015 và đáp án. Bộ giáo dục và đào tạo, đề chính thức.

ĐỀ THI MÔN ĐỊA LÝ
Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian phát đề


A: ĐỀ THI


B: ĐÁP ÁN


6 dạng biểu đồ chính trong đề thi Địa lí

Có 6 dạng biểu đồ sau: biểu đồ hình tròn, biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng của 1 ngành sản xuất, biểu đồ thể hiện tình hình phát triển của một số ngành kinh tế, biểu đồ thể hiện sự phát triển của 1 ngành sản xuất, biểu đồ miền, biểu đồ bát úp.

6 dạng biểu đồ chính trong đề thi Địa lí

Dạng 1: Vẽ biểu đồ hình tròn
– Vẽ biểu đồ hình tròn, phải tính quy mô, bán kính và cơ cấu. Cách nhận biết dạng biểu đồ này là khi đầu bài hỏi là “Em hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô, cơ cấu của một yếu tố nào đó”, đồng thời các số liệu trong đầu bài phải là những số tự nhiên và có số năm nhỏ hơn hoặc bằng 3 năm. Khi vẽ biểu đồ thì vẽ mỗi năm 1 vòng tròn có bán kính như đã tính được và phải xử lí số liệu tính cơ cấu quy ra phần trăm.

– Vẽ biểu đồ hình tròn nhưng không phải tính quy mô và bán kính. Cách nhận biết dạng này : Khi đầu bài hỏi “Em hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất cơ cấu của một yếu tố nào đó, đồng thời các số liệu trong đầu bài phải là những số tương đối (bằng phần trăm) và số năm cũng nhỏ hơn hoặc bằng 3 năm. Trong trường hợp này tuy không phải xử lí số liệu để tính quy mô, bán kính và tính cơ cấu, nhưng khi vẽ thì phải vẽ mỗi năm 1 vòng tròn có bán kính to dần lên để thể hiện tình hình phát triển sát với thực tiễn của nền kinh tế.

Dạng 2: Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng của 1 ngành sản xuất
Khi gặp dạng biểu đồ này thì phải đọc kĩ đề bài. Nếu đầu bài hỏi “Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự tăng trưởng của 1 ngành sản xuất nào đó thì dứt khoát phải xử lí số liệu quy tất cả ra phần trăm bằng cách đặt các số liệu của năm đầu tiên bằng 100. Sau đó lần lượt lấy các số liệu của năm sau chia cho năm đầu tiên nhân với 100%. Khi vẽ thì cần phải vẽ trục tung và trục hoành. Trục tung điền đơn vị phần trăm, trục hoành điền số năm và dựa vào các số liệu đã xử lí vẽ biểu đồ đường cùng xuất phát từ vị trí 100%.


Dạng 3: Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình phát triển của một số ngành kinh tế
Với dạng đầu bài cho các số liệu là số tự nhiên, số năm nhiều hơn hoặc bằng 4 năm và các số liệu trong đầu bài phải có 2 đơn vị khác nhau. Gặp dạng này thì chắc chắn phải vẽ biểu đồ kết hợp giữa biểu đồ hình cột và biểu đồ đường với 2 trục tung (hình cột có thể là cột đơn nếu như trong đầu bài chỉ có một chỉ tiêu. Có thể là cột ghép nếu như trong đầu bài có 2 chỉ tiêu cùng đơn vị, hoặc có thể là cột chồng nếu như trong đầu bài có 2 chỉ tiêu cùng đơn vị, nhưng 1 chỉ tiêu này nằm trong chỉ tiêu khác). Còn 1 chỉ tiêu có đơn vị khác (thứ hai) thì thể hiện bằng biểu đồ đường.

Dạng 4: Vẽ biểu đồ thể hiện sự phát triển của 1 ngành sản xuất
Khi gặp dạng biểu đồ này thì phải đọc kĩ đầu bài : nếu như đầu bài cho các số liệu cho các số liệu là số tự nhiên, với số năm nhỏ hơn hoặc bằng 3 năm, với các số liệu trong đầu bài có thể là 1 đơn vị hoặc 2 đơn vị khác nhau và yêu cầu vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự phát triển của một ngành kinh tế hoặc của 1 giá trị nào đó thì chắc chắn phải vẽ biểu đồ hình cột (hoặc cột ghép hoặc cột chồng tuỳ theo cấu trúc của các số liệu trong đầu bài).

Dạng 5: Vẽ biểu đồ miền
Khi gặp dạng biều đồ này thì đầu bài cho trước có thể là các số liệu tự nhiên hoặc số liệu đã xử lí ra phần trăm, với số năm phải lớn hơn hoặc bằng 4 năm và yêu cầu vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi (chuyển dịch, hoặc chuyển biến…) của ngành kinh tế nào đó thì chắc chắn phải vẽ biểu đồ miền.

Khi vẽ biểu đồ này, nếu số liệu là số tự nhiên thì dứt khoát phải xử lí số liệu để quy ra phần trăm bằng cách cộng lấy tổng số theo từng năm và tính phần trăm của từng năm. Sau đó vẽ biểu đồ miền bằng cách kẻ trục tung trục hoành, trên trục tung lấy tròn 100%, trên trục hoành theo số năm trong đầu bài với khoảng cách khác nhau tương ứng với số năm trong từng giai đoạn. Sau đó lần lượt vẽ trong miền xác định những chỉ tiêu theo các số liệu đã xử lí qua các năm.

Dạng 6: Vẽ biểu đồ bát úp
Khi gặp dạng biểu đồ này thì phải đọc kĩ đầu bài. Nếu như trong đầu bài có số liệu là những số tự nhiên và có số năm trong đầu bài hoặc là 2 năm hoặc là 4 năm và cấu trúc của số liệu trong đầu bài của một năm phải là 2 thành phần khác nhau. Khi đầu bài hỏi “Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất quy mô, cơ cấu của các thành phần” thì ở dạng bài này cũng phải vẽ biểu đồ hình tròn giống như dạng 1 nhưng có khác là mỗi năm phải vẽ 2 vòng tròn có bán kính khác nhau và 2 năm phải vẽ 4 vòng tròn. Trong trường hợp này thì không nên vẽ 4 vòng tròn mà nên gộp lại thành 2 cặp vòng tròn và khi vẽ thì cắt đi mỗi vòng tròn 1 nửa và 2 nửa úp vào nhau thành dạng biểu đồ bát úp (lưu ý mỗi nửa vòng tròn còn lại phải tương ứng với 100%) và làm chú giải thích hợp.

(PGS.TS Đinh Văn Thanh – Khoa Địa lí – Trường ĐHKHTN)

Môn Địa: Kĩ năng làm bài thực hành

Trong đề thi địa lí vào các trường đại học và cao đẳng chắc chắn sẽ có một câu thực hành là vẽ biểu đồ hoặc lược đồ Việt Nam và điền các thông tin địa lí lên lược đồ và nhận xét, giải thích. Câu bài tập địa lí tương ứng với 3 điểm trong đó phần vẽ biểu đồ hoặc lược đồ được 1,5-2 điểm. Vì vậy nếu thí sinh làm sai bài thực hành thì bài thi địa sẽ được điểm thấp. Để làm tốt bài thực hành địa lí thí sinh cần nắm chắc một số kĩ năng để nhận biết các dạng biểu đồ và vẽ đúng các dạng biểu đồ địa lí sau đây:

Môn Địa: Kĩ năng làm bài thực hành

Phần I. Các vấn đề thí sinh cần chú ý khi làm bài thực hành địa lí:

– Cách ra đề thi với dạng câu bài tập này là: Cho một bảng số liệu có đơn vị bất kì. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện một mục tiêu nào đó và sau đó nhận xét và giải thích biểu đồ.

– Trước hết phải nghiên cứu kĩ đầu bài để chọn được loại biểu đồ thích hợp nhất, vì nếu chọn sai thì cả bài vẽ sẽ không có điểm.

– Phần vẽ biểu đồ là quan trọng nhất, được nhiều điểm nhất, nếu vẽ sai sẽ không có điểm. Phần nhận xét thì tuỳ theo cách hỏi: nếu hỏi nhận xét và giải thích trên cơ sở số liệu của đầu bài kết hợp với biểu đồ đã vẽ thì dù biểu đồ vẽ sai nhưng nhận xét và giải thích đúng thì nhận xét và giải thích vẫn có điểm. Nếu yêu cầu chỉ dựa vào biểu đồ vẽ để nhận xét và giải thích thì dù nhận xét và giải thích đúng nhưng vẽ biểu đồ sai, thí sinh sẽ không có điểm phần này.

– Khi làm bài phải xử lí số liệu, các khâu tính toán và vẽ biểu đồ phải thật cẩn thận, chính xác.


– Dạng câu thi phải vẽ lược đồ Việt Nam (dạng câu này ít gặp trong đề thi môn Địa lí nhiều năm nay). Nếu cần vẽ lược đồ Việt Nam, ta chỉ cần vẽ một bản đồ Việt Nam sơ lược có hình dáng giống như bản đồ trong sách giáo khoa, cần có một số địa danh chính như Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, T.p Hồ Chí Minh, với một số sông chính như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Cửu Long…và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sau đó điền các thông tin cần thiết lên lược đồ sao cho đúng với vị trí của chúng. Cuối cùng là chú thích lược đồ, viết nhận xét và giả thích.

Phần II. Phương pháp vẽ các dạng biểu đồ

1. Biểu đồ thể hiện quy mô, cơ cấu với số liệu trong đề bài là các số tự nhiên có số năm ≤ ba năm

– Nhận biết loại biểu đồ: Nều biểu đồ thể hiện quy mô, cơ cấu thì chắc chắn phải vẽ biểu đồ hình tròn phải tính quy mô, bán kính và xử lí số liệu cơ cấu quy ra %.

– Tính quy mô: Cộng lấy tổng số theo từng năm, chọn tổng nhỏ nhất đặt bằng 1 đơn vị. Sau đó lần lượt lấy các tổng số của các năm khác chia cho tổng số bé nhất. Kết quả tìm được chính là quy mô của các năm.

– Tính bán kính hình tròn(R): R được tính theo công thức R= quy mô

– Tính cơ cấu: Đặt các tổng số theo từng năm tính được ở trên bằng 100%, sau đó lần lượt lấy các số liệu thành phần chia cho tổng số 100=%.Viết tất cả các kết quả tính được vào bảng %.

– Vẽ biểu đồ: Đặt một đoạn dài tuỳ ý bằng 1 đơn vị, nghĩa là bán kính vòng tròn nhỏ nhất bằng 1, từ đó xác định được các bán kinh vòng tròn khác. Vẽ các vòng tròn theo các bán kính đã được xác định và lần lượt đưa các số liệu % vào các vòng tròn tương ứng sao cho tổng mỗi vòng tròn đều bằng 100%.

– Nhân xét và giả thích biều đồ:

+ Nhận xét theo các ý sau:

Khái quát chung: xem xét về tinh hình phát triển của các chỉ tiêu biểu hiện qua các vòng tròn to dần lên.

Xem xét từng tỉ lệ % của các chỉ tiêu trong từng năm chiếm vị trí thế nào trong tổng thể cơ cấu chung.

Xem xét sự biến động của các chỉ tiêu trong suốt quá trình từ năm đầu đến năm cuối.

+ Giải thích lần lượt theo các ý nhận xét trên.

2. Biểu đồ thể hiện cơ cấu với số liệu trong đề bài là các số tự nhiên và có số năm nhỏ hơn hoặc bằng 3 năm

– Cách nhận biết: Vẽ biểu đồ tròn, mỗi năm 1 vòng tròn.

– Cách vẽ tương tự như dạng 1, chỉ khác với dạng 1 là không phải tính quy mô. Bán kính dạng biểu đồ này tính theo công thức bằng căn của thương số giữa các tổng khác với tổng nhỏ nhất.

3. Biểu đồ thể hiện quy mô, cơ cấu theo từng thành phần các chỉ tiêu kinh tế cần biểu hiện trong mỗi năm

– Nhận biết: Đây là dạng biểu đồ bát úp, mỗi năm phải vẽ 2 vòng tròn có bán kính khác nhau

– Cách vẽ: Vẽ thành 2 cặp nửa vòng tròn cho mỗi năm.

4. Biểu đồ thể hiện cơ cấu mà số liệu trong đề bài là các số tương đối (%)

– Nhận biết: Là biểu đồ hình tròn vì thể hiện cơ cấu.

– Cách vẽ: Không phải xử lí số liệu, không tính bán kính mà chỉ việc vẽ các vòng tròn năm sau to hơn năm trước, sau đó vẽ các tỉ lệ % vào các vòng tròn tương ứng. Cuối cùng là nhận xét và giải thích

5. Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng các ngành, các lĩnh vực qua nhiều năm

– Nhận biết: Là biểu đồ đường cùng xuất phát từ điểm 100%.

– Cách vẽ: Xử lí số liệu ra % bằng cách đặt năm đầu tiên bằng 100%, sau đó lần lượt lấy các số liệu của các năm sau chia cho năm đầu tiên × 100 và vẽ biểu đồ đường theo các số liệu đã xử lí.

6. Biểu đồ thể hiện tình hình phát triển các ngành, các lĩnh vực với một đơn vị thống nhất và có số năm lớn hơn 3 năm

– Nhận biết: Biểu đồ đường một trục tung, không xử lí số liệu

– Cách vẽ: Vẽ một trục toạ độ cùng với các đường có các số liệu tương ứng qua các năm

7. Biểu đồ thể hiện tình hình phát triển với ít nhất là 2 chỉ tiêu có đơn vị khác nhau

– Nhận biết: Biểu đồ đường 2 trục tung, không xử lí số liệu.

– Cách vẽ: Vẽ trên cùng một trục toạ độ có hai trục tung, vẽ lần lượt các đường tương ứng với các số liệu qua các năm

8. Biểu đồ thể hiện các giá trị nào đó với số liệu là các số tự nhiên qua nhiều năm

– Nhận biết: Biểu đồ hình cột.

– Dạng biểu đồ này rất đa dạng, có thể vẽ biểu đồ cột đơn, cột ghép, cột chồng tuỳ theo cấu trúc và mối quan hệ giữa các số liệu trong đề thi.

9. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu (chuyển dịch cơ cấu…) của một ngành sản xuất nào đó qua nhiều năm (lớn hơn ba năm)

– Nhận biết: Biểu đồ miền.

– Cách vẽ: xử lí số liệu quy ra % sau đó vẽ biểu đồ miền.

10. Biểu đồ thể hiện sự so sánh sự phát triển giữa các ngành, các lĩnh vực

– Nhận biết: Biểu đồ cột ghép hoặc cột chồng.

– Cách vẽ: Tuỳ theo cấu trúc của các số liệu và số đơn vị trong đầu bài mà có thể vẽ biểu đồ cột ghép hoặc cột chồng với một trục tung hoặc hai trục tung.

11. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ của các chỉ tiêu kinh tế này so với các chỉ tiêu kinh tế khác

– Nhận biết: Biểu đồ cột chồng hoặc biểu đồ miền

– Cách vẽ: Xử lí số liệu xác định tỉ lệ so sánh giữa hai chỉ tiêu bằng cách lấy chỉ tiêu cấn so sánh chia cho chỉ tiêu bị so sánh × 100. Nếu các kết quả nhận được đều nhỏ hơn 100% thì có thể vẽ biểu đồ cột chồng với các cột đều cao 100%. Nếu một trong các kết quả xử lí số liệu lớn hơn100% thì phải vẽ biểu đồ miền.

Trên đây là một số dạng biểu đồ thường gặp trong đề thi vào các trường cao đẳng và đại học, tuy nhiên để làm đúng đề thi và được điểm cao thì yêu cầu thí sinh cần rèn luyệt kĩ năng thực hành để phân biệt được các dạng biểu đồ và nắm chắc các kĩ năng xử lí số liệu, vẽ biểu đồ và nhận xét, giải thích biểu đồ. Chúc các thí sinh thành công trong kì thi này.

PGS.TS Đinh Văn Thanh (Giảng viên Khoa Địa lí, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên)

Môn Địa: Một số trọng tâm ôn thi (lí thuyết)

Trong đề thi môn địa lí vào các trường đại học và cao đẳng phần lí thuyết thường được 7 điểm, phần thực hành 3 điểm. Phần lí thuyết gồm 4 phần chính: Địa lí tự nhiên Việt Nam, Địa lí dân cư Việt Nam, Địa lí kinh tế các ngành và kinh tế biển và Địa lí các vùng kinh tế. Trong kì thi tuyển sinh ĐH và CĐ năm 2013 các thi sinh cần chú ý ôn tập môn Địa lí theo các nội dung chính sau đây:

Môn Địa: Một số trọng tâm ôn thi (lí thuyết)

Phần I. Địa lí tự nhiên Việt Nam

Phần này trong đề thi tương ứng khoảng từ 0,75 – 3 điểm, tập trung chủ yếu vào các nội dung sau đây:

1. Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta và ý nghĩa của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ với hình thành lên các đặc điểm tự nhiên của đất nước, với phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng (đặc biệt chú ý tới vấn đề cấu trúc phạm vi vùng biển nước ta theo luật biển quốc tế đã kí ngày 11 tháng 12 năm 1982).

2. Đặc điểm địa hình 4 khu vực trung du và miền núi, 2 đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long và các đồng bằng ven biển; ý nghĩa trong phát triển kinh tế của địa hình đồi núi và địa hình đồng bằng.

3. Khái quát biển Đông và ảnh hưởng của biển Đông với khí hậu, địa hình, hệ sinh thái và phát triển kinh tế xã hội ở nước ta.

4. Phân tích tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện qua khí hậu, địa hình, đất đai, nước sông ngòi và sinh vật.

5. Nêu ý nghĩa của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa với phát triển kinh tế và đời sông con người.

6. Đặc điểm thiên nhiên phân hoá theo bắc- nam, đông- tây và theo độ cao (nêu rõ nguyên nhân và biểu hiện của sự phân hoá đó).

7. Phân tích đặc điểm của 3 miền địa lí tự nhiên Việt Nam (Miền Bắc và Đông Bắc bộ, Tây Bắc và Bắc Trung bộ và Nam Trung bộ và Nam bộ). Mỗi miền trên cần nêu được phạm vi của miền, đặc điểm địa hình, khí hậu, sinh vật, khoáng sản và các thiên tai chính trong từng miền.


8. Vấn đề sử dụng, bảo vệ tài nguyên môi trường và phòng chống thiên tai cần chú ý:

– Phân tích hiện trạng suy thoái tài nguyên rừng, đất, sự đa dạng sinh học, khoáng sản, nước, du lịch và nêu các biện pháp bảo vệ.

– Nêu rõ nguyên nhân, bản chất và biểu hiện của 2 vấn đề bảo vệ môi trường ở nước ta ngày nay là mất cân bằng sinh thái môi trường và ô nhiễm môi trường.

– Diễn biến một số thiên tai chính như bão, lụt, hạn hán và lũ quét và các biện pháp phòng chống thiên tai.

– Nội dung chính của chiến lược bảo vệ tài nguyên môi trường ở nước ta hiện nay.

Phần II. Địa lí dân cư Việt Nam

Phần này tương ứng khoảng từ 1-1,5 điểm, tập trung chủ yếu vào các nội dung sau đây:

– Phân tích các đặc điểm cơ bản của dân cư, dân tộc, lao động nước ta (dân số đông, tăng nhanh, dân số trẻ, phân bố không đều, mỗi đặc điểm cần chứng minh bằng các số liệu chính xác từ 2006-2012.

– Phân tích các đặc điểm nguồn lao động nước ta: về số lượng, chất lượng và chuyển biến cơ cấu sử dụng lao động giữa các ngành, các thành phần kinh tế và giữa thành thị với nông thôn.

– Nêu rõ vấn đề việc làm và các hướng giải quyết việc làm ở nước ta ngày nay.

– Diễn biến và ý nghĩa của quá trình độ thị hoá, chú ý đến 6 loại đô thị ở nước ta ngày nay.

Phần III. Địa lí kinh tế ngành và kinh tế biển

Phần này tương ứng với khoảng từ 1,5 – 2 điểm. Thí sinh cần chú ý các nội dung sau:

1. Khái niện về cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ.

2. Địa lí ngành nông nghiệp:

– Chứng minh nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi với phát triển nông nghiệp nhiệt đới. Sự khác nhau giữa nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp hiện đại. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá và chứng minh nước ta đang khai thác có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới.

– Nêu vai trò và hiện trạng sản xuất lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp và phân tích các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội để sản xuất các ngành trên có thuận lợi và khó khăn gì?

– Phân tích các điều kiện phát triển, hiện trạng của ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi thuỷ sản và phát triển lâm nghiệp ở nước ta.

– Vấn đề tổ chức lãnh thổ nông nghiệp: Chú ý đặc điểm chính của 7 vùng nông nghiệp, so sánh sự khác nhau trong chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp giữa các vùng và sự thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở mỗi vùng trong thời kì công nghiệp hoá.

3. Địa lí công nghiệp:

– Chứng minh cơ cấu ngành công nghiệp nước ta đa dạng và đang chuyển biến mạnh.Nêu rõ hiện trạng cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ và theo thành phầm kinh tế.

– Chứng minh cơ cấu các ngành công nghiệp năng lượng, chế biến lương thực thực phẩm đa dạng. Các điều kiện phát triển và hiện trạng phát triển của 2 ngành này. Đặc biệt trong công nghiệp năng lượng phải nêu được tên, công suất, vị trí phân bố của các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện than, nhiệt điện khí lớn (Thuỷ điện Sơn La, Hoà bình, Yaly, Nhiệt điện Phú Mĩ…).

– Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp: cần chú ý khái niệm về tổ chức lãnh thổ công nghiệp(TCLTCN), các nhân tố ảnh hưởng tới TCLTCN và các hình thức chủ yếu trong TCLTCN (điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp và vùng công nghiệp).

4. Địa lí các ngành giao thông, thông tin liên lạc, thương mại và du lịch:

– Trong phần địa lí giao thông cần chú ý các vấn đề về hiện trạng mạng lưới các tuyến đường của 6 loại hình giao thông: đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, đường không và đường ống và phân tích khả năng về tự nhiên và kinh tế xã hội với phát triển giao thông.

– Phần địa lí thông tin liên lạc cần phân tích hiện trạng phát triển của ngành bưu chính, viễn thông.

– Trong địa lí thương mại chú ý tới hiện trạng phát triển ngành nội thương và ngoại thương

– Trong phần địa lí du lịch đặc biệt chú ý tới khái niện tài nguyên du lịch, chứng minh tài nguyên du lịch nước ta đa dạng và hiện trạng phát triển du lịch ở nước ta từ 1990 đến nay.

Phần IV. Những vấn đề cần quan tâm về địa lí 7 vùng kinh tế, 3 vùng kinh tế trọng điểmPhần này tương ứng với 2-3 điểm:


A. Về 7 vùng kinh tế, mỗi vùng cần chú ý các nội dung chính sau:

1. Vùng Trung du miền núi phía Bắc:

– Khái quát chung về đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội (nêu tên các tỉnh trong vùng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên chính, đặc điểm dân cư, dân tộc, truyền thống đấu tranh chống giặc, các di tích lịch sử, văn hoá..)

– Phân tích 5 thế mạnh chính của vùng: Phát triển thuỷ điện, công nghiệp khai khoáng và chế biến khoáng sản, phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt, ôn đới, chăn nuôi gia súc và phát triển kinh tế biển

2. Vùng Đồng bằng sông Hồng:

– Phân tích các thế mạnh và thế yếu về tự nhiên và kinh tế xã hội của vùng.

– Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và định hướng tiếp tục phát triển kinh tế ở vùng này.

3. Vùng Bắc Trung bộ:

– Nêu khái quát chung về vùng (nêu tên các tỉnh trong vùng, đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội của vùng

– Phân tích thế mạnh phát triển nông- lâm- ngư ở Bắc Trung Bộ.

– Phân tích thế mạnh hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở vật chất hạ tầng trong vùng này

4. Vùng Duyên hải Nam Trung bộ:

– Nêu tên các tỉnh trong vùng, phân tích điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của vùng có thuận lợi và khó khăn gì.

– Phân tích điều kiện phát triển nghề cá, du lịch biển, dịch vụ hàng hải và khai thác khoáng sản biển.

– Phân tích các thế mạnh phát triển công nghiệp và xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng (chú ý đến hình thành thành các trung tâm công nghiệp, các khu công nghiệp, các chuỗi đô thị, các nhà máy thuỷ điện, hệ thống giao thông thuỷ, bộ, các cảng biển,các sân bay…)

5. Vùng Tây Nguyên:

– Nêu tên các tỉnh và phân tích điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của Tây Nguyên có thuận lợi và khó khăn gì.

– Phân tích các thế mạnh trong phát triển kinh tế xã hội ở Tây nguyên: Thế mạnh phát triển cây công nghiệp lâu năm, khai thác chế biến gỗ lâm sản và phát triển thuỷ điện kết hợp thuỷ lợi.

6. Vùng Đông Nam bộ:

– Nêu khái quát chung về vùng này (tên tỉnh và các thành phố trong vùng, các đặc điểm nổi bật trong phát triển kinh tế của vùng

– Phân tích các thế mạnh và hạn chế về tự nhiên và kinh tế xã hội

– Các nội dung chính trong khai thác lãnh thổ theo chiều sâu (trong nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và phát triển tổng hợp kinh tế biển).

7. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long:

– Đặc điểm cấu trúc lãnh thổ hợp thành Đồng bằng sông Cửu Long.

– Các thế mạnh và hạn chế về điều kiện tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long.

– Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long.

– Chứng minh vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước.

B. Ba vùng kinh tế trọng điểm là vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Mỗi vùng này cần nhớ số tỉnh trong vùng hiện nay, các thế mạnh về tự nhiên và kinh tế xã hội trong phát triển kinh tế và các ngành kinh tế mũi nhọn của các vùng.

C. Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo và quần đảo:

– Nêu cấu trúc các bộ phận hợp thành biển Đông nước ta theo Luật biển quốc tế năm 1982 và vai trò của kinh tế biển.

– Chứng minh các nguồn lợi biển nước ta phong phú về sinh vật, khoáng sản, giao thông vận tải và du lịch.

– Nêu tên các đảo lớn, đông dân nhất, các quần đảo và 12 huyện đảo và ý nghĩa của các đảo và quần đảo với bảo vệ chủ quyền vùng biển nước ta.

– Giải thích tại sao phải phát triển tổng hợp kinh tế biển và nêu các nội dung chính trong phát triển tổng hợp kinh tế biển nước ta (khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo, khai thác khoáng sản biển, phát triển du lịch biển và giao thông vận tải biển).

– Tại sao phải tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa.

Trên đây là những trọng tâm của môn địa lí lớp 12 mà thí sinh cần phải nắm chắc để làm bài thi vào các trường cao đằng và đại học năm 2013. Tuy nhiên để làm tốt bài thi địa lí thí sinh phải chăm chỉ ôn luyện kiến thức, có phương pháp học khoa học sáng tạo, tư duy lôgic, khi học lí thuyết phải liên hệ với thực tế để hiểu sâu, nhớ lâu. Chúc các thí sinh thành công trong kì thi này.

PGS.TS Đinh Văn Thanh (Giảng viên Khoa Địa lí – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên)

Đề thi đại học môn Văn THPT quốc gia 2015 và đáp án

Đề thi môn Văn THPT Quốc gia 2015 và đáp án. Bộ giáo dục và đào tạo, đề chính thức.

ĐỀ THI MÔN VĂN
Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian phát đề.

A: ĐỀ THI


B: ĐÁP ÁN


Môn Ngữ văn: Viết bài nghị luận xã hội

Trong nội dung hạn chế đề thi tuyển sinh cao đẳng và đại học 4 năm gần đây (từ 2009), đây là phần được coi là mới nhất. Đúng ra, dạng đề thi thuộc loại này trước đây đã từng rất quen thuộc với học sinh. Có một thời kì, trong đề thi làm văn của học sinh bậc phổ thông trung học, người ta không còn ra loại đề này. Chính thức từ kì thi năm 2009, dạng đề thi này mới quay trở lại, nên học sinh, nhất là khối thí sinh tự do cảm thấy bỡ ngỡ. Tuy nhiên, với những học sinh đã học chương trình mới từ đầu, nếu được thầy cô giảng dạy chu đáo và bản thân thường xuyên rèn luyện, đây cũng chỉ là bài làm văn thông thường, không khó.

Môn Ngữ văn: Viết bài nghị luận xã hội

Để làm tốt câu hỏi dạng này, học sinh trước hết phải nắm được những vấn đề lí thuyết về văn nghị luận. Những kiến thức này đã có đầy đủ trong các bài học của sách giáo khoa, học sinh chỉ cần bỏ một chút thời gian để ôn luyện lại. Dưới đây là một số kiến thức chính cần phải nhớ:

Khái lược về văn nghị luận

“Nghị luận là một thể loại văn học đặc biệt, dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó (chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật, triết học, đạo đức). Vấn đề được nêu ra như một câu hỏi cần giải đáp, làm sáng tỏ. Luận là bàn về đúng, sai, phải, trái, khẳng định điều này, bác bỏ điều kia, để người ta nhận ra chân lí, đồng tình với mình, chia sẻ quan điểm và niềm tin của mình. Sức mạnh của văn nghị luận là ở sự sâu sắc của tư tưởng, tình cảm, tính mạch lạc, chặt chẽ của suy nghĩ và trình bày, sự thuyết phục của lập luận. Vận dụng các thao tác như giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, so sánh…” (Sách giáo khoa Ngữ Văn 11, tập 2).

Nghị luận xã hội là những bài văn bàn về xã hội, chính trị, đời sống. Đề tài của dạng bài nghị luận xã hội cũng hết sức rộng mở. Nó gồm tất cả những vấn đề về tư tưởng, đạo lí, một lối sống đẹp, một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày, vấn đề thiên nhiên môi trường, vấn đề hội nhập, toàn cầu hoá…Nghĩa là, ngoài những tác phẩm nghị luận văn học (lấy tác phẩm văn học, nhà văn làm đối tượng), tất cả các dạng văn bản viết khác đều có khả năng được xếp vào dạng nghị luận xã hội, chính trị.

Các dạng câu hỏi

Do đây là loại câu hỏi bắt buộc trong chương trình thi, nhưng lại không có những bài học sẵn như nghị luận văn học, để làm tốt câu hỏi này, thí sinh cần phải nắm vững các vấn đề sau:

+ Phải biết phát huy mọi loại kiến thức, trong nhà trường cũng như trong cuộc sống để so sánh, phát triển, vận dụng vào bài viết sao cho phong phú, sâu sắc, đầy đủ, cô đúc nhất.

+ Phải chủ động, mạnh dạn trong khi viết bài, vì không giống với nghị luận văn học, nói chung người viết có thể dựa vào bài học có sẵn, hoặc được thầy cô giáo hướng dẫn, bài nghị luận xã hội hoàn toàn buộc người viết phải chủ động đề xuất chính kiến của mình, có thể đúng hay chưa đúng, được số đông chấp nhận hay không chấp nhận, miễn là nó thuyết phục được người đọc bằng những lí lẽ xác đáng.


+ Dạng câu hỏi nghị luận xã hội chỉ được cho tối đa 3 điểm, nên dung lượng bài viết cũng không nên quá dài. Trong yêu cầu cụ thể, đề thi có thể ghi rõ bài viết không vượt quá 600 từ, nghĩa là với khổ giấy thi được sử dụng chính thức như hiện nay, chỉ cần không quá 2 trang, viết ngắn quả là khó hơn viết dài, thí sinh cần phải chú ý thời gian để không bị phân tán tư tưởng, tránh ảnh hưởng đến phần bài làm khác. Để giúp học sinh làm quen với dạng đề thi này, chúng tôi xin dẫn dưới đây một số câu hỏi tiêu biểu (mặc dù với dạng đề thi này, ở trường, học sinh đã được dành thời gian và luyện tập nhiều).

Trước tiên, chúng ta phải làm quen với các dạng câu hỏi. Đây là một số ví dụ tiêu biểu:


  1. “Như một thứ a xít vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội”. Từ ý kiến trên, hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con người trong cuộc sống hiện nay (đề thi ĐH khối C, năm 2010)
  2. “Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng”. Từ ý kiến trên, hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ về sự nguy hại của đạo đức giả đối với cuộc sống con người (đề thi ĐH, khối D, năm 2010)
  3. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ về ý kiến sau: “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa (đề thi ĐH, khối D, năm 2009)
  4. Phải chăng “cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống” (Norman Kusin). Hãy giải thích và bình luận ý kiến trên.
  5. Anh/ Chị hãy bình luận ca từ sau đây trong một bản nhạc của Trịnh Công Sơn: “Sống trên đời cần có một tấm lòng/ Để làm gì em biết không?”.
  6. Trong một lần trả lời con gái thế nào là hạnh phúc, Mác nói: “Hạnh phúc là đấu tranh”. Anh/chị hiểu câu nói trên như thế nào?
  7. “Mọi lí thuyết đều màu xám, chỉ cây đời là mãi mãi xanh tươi” (Gớt). Anh/chị hiểu câu nói trên như thế nào”?
  8. Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về “bệnh vô cảm” trong xã hội hiện nay.
  9. Viết bài tham gia cuộc vận động tìm giải pháp bảo đảm an toàn giao thông hiện nay.
  10. Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về bệnh thành tích – một căn bệnh gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta hiện nay. Có thể so sánh liên hệ với trường và lớp anh/ chị đang theo học.
  11. “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới” (M. Gorki). Suy nghĩ của anh/chị về vấn đề trên.
  12. Nhà văn Nga Lev Tolstoi nói “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Hãy nêu ý kiến của anh/chị về vấn đề trên.
  13. “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình” (Tố Hữu). Dựa vào câu thơ trên, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ riêng của anh/ chị..

Những câu hỏi nghị luận xã hội như đã nêu ở trên, khá rộng mở. Chúng ta không thể có cách học nào tốt hơn là rèn luyện thật nhiều kĩ năng đọc hiểu văn bản, phải nắm vững và làm chủ được nhiều loại kiến thức, và phải biết phát huy tính chủ động trong suy nghĩ của mình.

Trong hạn chế chương trình với dạng đề này, học sinh lại phải nắm được hai dạng chính đã được hạn chế:

+ Một là loại bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí (chẳng hạn câu ca từ của Trịnh Công Sơn, câu trả lời của Mác với con gái, câu nói của Gớt về vai trò quan trọng của thực tiễn so với lí thuyết…)

+ Hai là loại bài nghị luận về một hiện tượng đời sống (về căn bệnh vô cảm, bệnh thành tích, về thói quen sinh hoạt hàng ngày, về thái độ thi cử thiếu trung thực…).

Cấu trúc của bài nghị luận

Một bài nghị luận xã hội dù dung lượng không dài cũng vẫn phải đảm bảo cấu trúc của một bài làm văn, nghĩa là vẫn phải có mở đầu, thân bài và kết luận. Phần mở bài cần phải nêu được vấn đề trọng tâm mà đề ra yêu cầu. Phần thân bài, phải triển khai tiếp các luận điểm đã được nêu ra ở phần một, và cuối cùng, phần kết luận, người viết phải đưa ra tổng kết của cá nhân mình về vấn đề đã nêu, đúng hay sai? Bài học nào được rút ra cho cá nhân người viết? Tóm lại, với một bài nghị luận xã hội, bố cục chung của bài làm nên lần lượt triển khai theo các bước sau đây:


  • Ý 1: Nêu và giải thích ý kiến câu hỏi đề thi.
  • Ý 2: Bàn luận mở rộng về ý kiến câu hỏi đề thi.
  • Ý 3: Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân và cho mọi người.

Một số ví dụ

Để giúp các bạn có thể dễ dàng giải quyết các bài làm cụ thể của mình, chúng tôi xin dẫn ra dưới đây 3 ví dụ cụ thể: một đáp án sơ lược, một đáp án chi tiết và một bài viết hoàn chỉnh.

Ví dụ 1. Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn tạo nên thành tựu (đề thi ĐH, khối C, 2012)

Đáp án sơ lược

1. Giải thích ý kiến

– Kẻ cơ hội là người lợi dụng thời cơ để mưu cầu lợi ích trước mắt, bất kể việc làm đúng hay sai; người chân chính là người luôn biết sống đúng với thực chất và phù hợp với những giá trị xã hội; thành tích là những kết quả được đánh giá tốt; thành tựu là những thành quả có ý nghĩa lớn, thường chỉ đạt được sau một thời kì phấn đấu lâu dài.

– Về nội dung, đây là ý kiến chỉ ra sự đối lập về lối sống và cách hành xử trong công việc giữa loại người cơ hội và chân chính.

2. Bàn luận về ý kiến

* Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích

– Do thói vụ lợi, bất chấp đúng sai nên trong công việc, kẻ cơ hội không cầu kết quả tốt, mà chỉ cầu được đánh giá tốt. Kẻ nào càng vụ lợi thì lại càng nôn nóng có được thành tích. Bởi thế, loại người này thường chỉ tạo ra những thành tích giả.

– Về thực chất, cách hành xử ấy là lối sống giả dối khiến cho thật giả bất phân, làm băng hoại các giá trị về đạo đức; lối sống cơ hội này đã khiến bệnh thành tích lan tràn như hiện nay.

* Người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu

– Coi trọng chất lượng thật, kết quả thật là đức tính của người chân chính. Bởi thế loại người này thường kiên nhẫn trong mọi công việc để tạo nên những kết quả thực sự, những thành quả có ý nghĩa lớn. Đối với họ chỉ có những thành quả thực sự mới tạo nên giá trị thực của con người, dù có khi phải trả giá đắt.

– Về thực chất, cách hành xử ấy thuộc về lối sống chân thực, biểu hiện của những phẩm chất cao quý; giúp tạo nên những thành quả thực, những giá trị đích thực cho mình và cộng đồng, góp phần thúc đẩy xã hội tiến lên.

3. Bài học về nhận thức và hành động

– Cần nhận thức rõ đây là hai kiểu người đối lập nhau về nhân cách: một loại người tiêu cực thấp hèn cần phê phán, một mẫu người tích cực cao cả cần trân trọng.

– Cần noi theo lối sống của những người chân chính, luôn coi trọng những kết quả thật và kiên nhẫn phấn đấu để lập nên những thành tựu; đồng thời lên án lối sống cơ hội, nôn nóng chạy theo thành tích giả.

Ví dụ 2: “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống” (Norman Kusin). Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày những suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên.

Đáp án chi tiết

1. Đặt vấn đề

– Cuộc sống với mỗi con người là điều quan trọng nhất. Ai trên đời này lại không yêu cuộc sống. Đó là điều không thể phủ nhận. Vì thế, cũng không thể phủ nhận, cái chết là nỗi bất hạnh lớn nhất với mỗi con người. Từ xưa tới nay, con người luôn tìm hiểu và tìm mọi cách chế ngự cái chết để giành sự sống.

– Nói “cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống” như Norman Kusin cũng không hề sai. Cuộc sống và cái chết là hai thái cực đối lập nhau dữ dội. Bởi thế càng yêu cuộc sống, con người lại càng sợ hãi trước cái chết. Nhưng, có một nỗi sợ lớn lao hơn cái chết, đó là khi còn sống, người ta để cho “tâm hồn mình tàn lụi”.

2. Giải thích câu nói của Kusin

– “Cái chết không phải là mất mát lớn nhất”: Để làm sâu sắc chân lí này, trước tiên cần phải khẳng định giá trị cuộc sống của con người, khẳng định cái chết với mỗi con người quả nhiên là sự mất mát lớn nhất. Chết là chấm dứt sự sống, chấm dứt sự tồn tại hữu hình của con người. Khi chết, người ta sẽ phải rời xa vĩnh viễn tất cả những gì yêu thương, gắn bó, không còn được tận hưởng niềm hạnh phúc, những thú vui, lao động, cống hiến và sáng tạo. “Mỗi con người chỉ được sống một lần…”, một nhà văn Nga đã từng nói như thế. Và như thế, cũng có nghĩa, một con người bình thường, không thể không coi cái chết là sự mất mát lớn nhất. Vậy nhưng, theo Norma Kusin, có một nỗi mất mát còn lớn hơn, đó là khi người ta “để cho tâm hồn tàn lụi khi còn sống”. Tại sao lại thế?

– “Điều đáng sợ nhất là để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống”: Cuộc sống của con người tồn tại ở hai dạng thể chất và tinh thần. Một cuộc sống có ý nghĩa phải là sự hài hoà giữa hai trạng thái trên. Một cuộc sống tinh thần đầy đủ đúng nghĩa là phải được thoả mãn đầy đủ về mặt tâm hồn. Nghĩa là phải có khát vọng lao động và sáng tạo; phải biết rung động trước cuộc đời, biết yêu và biết ghét, yêu cái đẹp và ghét những cái xấu xa; không để tâm hồn chai sạn, vô cảm trước mọi nỗi buồn vui của cuộc đời.

3. Bàn luận mở rộng về câu nói của Kusin

– Tại sao cái chết không phải là mất mát lớn nhất? – Cuộc sống với con người thật là quý giá. Nhưng không ai có thể vĩnh viễn trong cuộc đời này. Đó là quy luật. Tuy nhiên, cái chết với mỗi con người không có nghĩa là kết thúc, là dấu chấm hết. Bởi lẽ, có những cái chết vẫn để lại “muôn vàn tình thân yêu”; chết nhưng lại “gieo mầm sự sống”, để lại cho muôn đời sau sự ngưỡng mộ, kính yêu. Chị Võ Thị Sáu ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, nhưng tên tuổi, tâm hồn, vẻ đẹp của chị vẫn mãi sống trong lòng nhân dân. Một cái chết như thế đâu phải là mất mát lớn nhất?

– Sự tàn lụi trong tâm hồn khi còn sống mới là đáng sợ: Sự sống không đơn giản chỉ là ăn uống, hít thở, hưởng thụ, tận hưởng về mặt vật chất. Có những người sống trong cuộc đời chỉ coi trọng điều này. Rõ ràng, họ không chết về mặt thể chất. Thế nhưng, tâm hồn của họ trống rỗng; họ vô cảm, dửng dưng trước mọi nỗi buồn vui của cuộc đời; chỉ biết “yêu” bản thân mình, không ước mơ và khát vọng…Một cuộc sống như thế chính là “cái chết” về mặt tâm hồn. Cái chết này thậm chí còn đáng sợ hơn, khủng khiếp hơn “cái chết thể chất”. Đó là lí do khiến Trương Ba xin được “chết” khi Đế Thích vẫn cho ông sống, nhưng là sống trong vỏ bọc thể xác của một người khác, không phải là mình.

4. Liên hệ với bản thân trong cuộc sống hiện nay

Trong cuộc sống hiện nay, khi mà nhu cầu vật chất không còn là điều quá khó khăn, mỗi con người đều có thể dễ dàng thoả mãn nhu cầu vật chất của mình. Xã hội càng hiện đại, tiện nghi, con người lại càng dễ có nguy cơ sa vào lối sống hưởng thụ, vô cảm, lạnh lùng, mất phương hướng. Sống tích cực, lạc quan, chan hoà, yêu thương và chia sẻ chính là cách tốt nhất để con người không rơi vào tình trạng “tâm hồn tàn lụi”

Ví dụ 3: “Trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mĩ A.Lin Côn viết: “xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi cử”. Từ ý kiến trên, hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về đức tính trung thực trong khi thi và trong cuộc sống. (đề thi ĐH, khối C, năm 2009)

Bài làm hoàn chỉnh của một học sinh trong kì thi ĐH năm 2009 (bài đạt điểm cao)

1. Mở bài: Một trong những nét đẹp trong phẩm chất của con người từ xưa đến nay vẫn luôn được đề cao, đó là đức tính trung thực. Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, trong khi thi cũng như trong cuộc sống, sự trung thực, không gian dối luôn là một trong những yếu tố tiên quyết để làm nên phẩm chất của một con người, cũng như để đánh giá chính xác con người đó. Trong văn học dân gian từ ngàn xưa, không mấy ai còn xa lạ với những câu ngạn ngữ đề cao sự trung thực như: “Cây ngay không sợ chết đứng”, “khôn ngoan chẳng lọ thật thà” …Vậy nên sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi một người bố, Tổng thống A. Lin-côn, trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, đã viết: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi…”

2. Thân bài: Xem ra câu nói trên đây của vị Tổng thống thật quá rõ ràng. Tuy nhiên để hiểu một cách chính xác và không sai lệch về vấn đề này, không phải lúc nào cũng dễ. Sự trung thực trong thi cử thật đã quá rõ ràng, nhưng sự trung thực trong cuộc sống liệu có phải lúc nào cũng phải tuân thủ tuyệt đối. Hay nói khác, trong cuộc sống sự trung thực liệu có phải lúc nào cũng tốt? Chúng ta hãy đi sâu tìm hiểu vấn đề này.

Trước hết, chúng ta cần phải hiểu sự trung thực nghĩa là gì? Hẳn trong chúng ta không ai lại không biết rằng, trung thực là không gian dối, là ngay thẳng, là lời nói đi đôi với việc làm…Xét từ góc độ ngữ nghĩa, trung thực là một từ gốc Hán được cấu thành bởi hai thành tố: trung và thực (trung là ngay thẳng, thực là thật thà). Cũng có thể giải thích “trung” là một dạ một lòng, dù hoàn cảnh nào cũng không thay đổi (kiên trung) và “thực” là lẽ phải, là cái tồn tại thật, chân lí. Nói tóm lại cả hai yếu tố này đều khẳng định đề cao cái đẹp, cái thiên lương của con người trong cuộc sống. Một con người trung thực là một người luôn nói thật với lòng mình, không dối trá, không thay hình đổi dạng dù cuộc sống có khó khăn đến bao nhiêu…

Sự trung thực của con người cũng giống như những thực thể tồn tại của thiên nhiên, như gió mưa và mặt trời, dù êm ả hay dữ dằn, nó vẫn muôn đời diễn ra như thế. Tương tự như vậy, sự gian lận trong thi cử và rộng hơn là trong cuộc sống con người vẫn thường diễn ra ở đó hoặc đây khiến con người không thể không lưu tâm. Cùng một xuất phát điểm như nhau, nhưng có những người kiên trì đi từng bước chậm rãi, khó nhọc vượt qua những chông gai, thử thách để đạt tới thành công, vậy nhưng trong cuộc chạy đua với một kẻ gian dối, họ vẫn là người thua cuộc. Tại sao sự gian lận là điều xấu xa ai ai cũng biết mà nó vẫn có cơ tồn tại trong mọi xã hội và ngay trong cả xã hội ta hiện nay? Có lẽ bởi, trong xã hội của bất cứ thời kì nào, đất nước nào cũng vẫn tồn tại những kẻ lười nhác, ngu dốt…nhưng lại luôn đòi hỏi một cuộc sống hơn người. Câu chuyện Lí Thông cướp công Thạch Sanh trong kho tàng truyện dân gian nước ta phải chăng vẫn luôn là một bài học nóng hổi. Nó là một tấm gương để tất cả mọi người phải biết tự răn mình và phải luôn nêu cao cảnh giác. Bởi lẽ, dù có gian dối, xảo trá bao nhiêu, Lí Thông cuối cùng rồi cũng bị trừng phạt. Người có công Thạch Sanh, cuối cùng vẫn cứ được tri ân. Đó là lí do khiến tôi luôn có niềm tin rằng, dù trong cuộc sống vẫn còn sự gian dối, nhưng “thành công” của việc làm gian dối như thế, sẽ không có cơ sở tồn tại lâu dài. Bởi như danh ngôn có câu “Những gì không phải của mình thì rồi nó cũng sẽ nhanh chóng ra đi”, ánh hào quang có được nhờ vào những việc làm gian dối, sớm muộn rồi cũng sẽ tắt. Bởi ánh hào quang ấy không được đốt lên bằng chính nội lực trái tim của mình…

Trở lại lời “cầu xin” của Tổng thống Mĩ A. Lin-côn với thầy hiệu trưởng cho đứa con trai của mình, bản thân tôi là một học sinh đang đi thi, tôi thấy vô cùng thấm thía. Là người đứng đầu một đất nước, hẳn Lin-côn không khó khăn gì để trải “tấm thảm hoa” cho đứa con trai của mình, không phải chỉ những năm còn học trong trường, mà cả khi đã trưởng thành trong cuộc sống. Thậm chí ngay cả khi ông không trực tiếp yêu cầu điều đó, ở một nơi, sự trung thực không được đặt ở tiêu chí hàng đầu, những kẻ thiếu trung thực dưới quyền ông cũng có thể sẵn sàng làm điều đó. Chẳng phải vì họ quan tâm đến ông, mà đó là quan tâm đến chính họ. Một người biết nhìn xa trông rộng, biết vì cái đại thể mà quên đi lợi ích của riêng mình, tôi nghĩ rằng không ai lại không đồng cảm với vị Tổng thống Lin-côn. Thêm nữa, biết đâu, vị Tổng thống đáng kính ấy còn suy nghĩ sâu xa hơn, sự vấp ngã trong một kì thi nhỏ, sẽ ngáng chân con trai ông trong trong suốt cả cuộc đời. Trong cuộc đời con người còn có biết bao kì thi, mà không chỉ có những kì thi công khai, có ban giám khảo, phải cạnh tranh với nhiều người, mà còn có cả những kì thi của chỉ riêng một người, kì thi với chính bản thân mình, kì thi của lòng trung thực. Theo tôi hiểu, sự trung thực luôn nên là bài học đầu tiên cho tất cả mọi người ngay cả khi chưa bước chân đến trường. Bởi lẽ, suy cho cùng, so với cả một cuộc đời dài, thì con người ta trải qua thi cử với đúng nghĩa của nó chỉ trong một thời gian ngắn. Vì thế, bài học về sự trung thực vẫn cứ phải luôn được “nằm lòng” trong suốt cả cuộc đời. Trung thực trong cuộc sống là trung thực trong công việc, trong quan hệ với tất cả mọi người xung quanh và với cả chính bản thân mình. Tôi cũng nghĩ, đôi khi ta cũng nên hiểu, sự trung thực trong cuộc sống, giữ được nó thật khó lắm thay. Vì thế, không nên vận dụng nó một cách máy móc. Nhà văn Anh O. Henri trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng kể câu chuỵện một hoạ sĩ vì muốn cứu mạng sống một đứa bé tội nghiệp lâm bệnh nặng đã buộc phải vẽ chiếc lá xanh trên tường, để đánh lừa chiếc lá vẫn còn tươi. Người nghệ sĩ kia đã nói dối đứa bé, nhưng lại “trung thực” với lương tâm của mình, thì rõ ràng hành động cao đẹp của ông là đáng được ca ngợi. Cũng như thế, một người bác sĩ hay người thân của một bệnh nhân đang mang trong mình căn bệnh nan y, trung thực với bệnh nhân hay nói dối anh ta, nên lựa chọn giải pháp nào. Tôi nghĩ rằng, chắc ai cũng sẽ tự tìm cho mình câu trả lời đó. Và đó chính là điều khó khăn trong việc vận dụng sự trung thực của mọi xã hội, chứ không phải riêng ở nước Mĩ, hay ở nước ta.

3. Kết luận: Nói tóm lại, trung thực trong thi cử cũng như trong cuộc sống là một đức tính cần được đề cao và ý thức rõ trong mỗi người chúng ta trong xã hội hiện nay. Một xã hội muốn tốt đẹp thì bản thân mỗi người phải là một cá thể đẹp. Để xoá bỏ hoàn toàn “bệnh thành tích”, những gian dối trong thi cử, trong công việc hàng ngày, trong cuộc sống, rất cần sự đấu tranh của số đông người, của tập thể cũng như ý thức tự giác của mỗi cá nhân. Sự thật sẽ luôn là sự thật cho dù nó vẫn luôn là một liều thuốc đắng với tất cả mọi người, kể cả vị Tổng thống Mĩ A. Lin-côn.

Trần Hinh: tuyensinh.ussh.edu.vn