Việt Nam thống nhất là tất yếu lịch sử

Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc thắng lợi (30/4/1975), đất nước thống nhất, Bắc - Nam xum họp một nhà, giang san thu về một mối.


Nước Việt Nam mới thống nhất, với diện tích lãnh thổ mở rộng, dân số lớn hơn, tiềm lực về mọi mặt kinh tế, chính trị, quốc phòng ... đều tăng lên, đã giúp Việt Nam có được vị thế mới, tiếng nói của Việt Nam ngày càng có uy tín trên trường quốc tế.

Nhưng mỗi cuộc chiến tranh đều để lại hậu quả của nó, đất nước thống nhất  "...có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn..." Cùng với sự kiện năm 1975, rất nhiều người Việt đã di tản ra nước ngoài, theo thống kê năm 2004, có khoảng 2,7 triệu người Việt Nam sinh sống, định cư và làm việc ở hơn 90 quốc gia trên thế giới. Trong đó tập trung nhiều nhất ở Mỹ. Trong số họ có người còn, mang tư tưởng hận thù, mặc cảm với Đảng, nhà nước và nhân dân trong nước.

Họ đưa ra các luận điệu kiểu "giá như", "nếu như" Việt Nam không thống nhất, Miền Bắc không đưa quân vào Miền Nam... Cứ để Miền Nam phát triển theo kiểu Mỹ, thì sẽ có một Miền Nam giống như Hàn Quốc, Nhật Bản... hiện nay. Phải khẳng định rằng những luận điệu trên hoàn toàn sai trái, hoang đường được đưa ra chỉ nhằm thỏa mãn trí tưởng tượng cá nhân của họ, hoặc với động cơ chính trị riêng, gây mâu thuẫn trong tư tưởng một số người từ đó dễ dàng kích động, nhằm chống lại Đảng, nhà nước và nhân dân ta.

Nhìn lại lịch sử,có thể thấy rằng một số nước có hoàn cảnh tương tự như Việt Nam. Năm 1954, với hiệp định Jonevo về vấn đề Đông Dương và chấm dứt chiến tranh Triều Tiên. Việt Nam và Triều Tiên đều bị chia cắt đất nước.

Việt Nam với tư duy cách mạng đôc lập, vượt qua những ảnh hưởng quốc tế, đã quyết tâm thống nhất đất nước. Tại đại hội III của Đảng Lao Động Việt Nam (1960) đã đề ra chiến lược cho cả hai miền Nam - Bắc. Miền Bắc thực hiện chiến lược cách mạng xã hội chủ nghĩa, Miền Nam tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nhưng đều có mục tiêu chung là tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong phạm vi cả nước, thực hiện thống nhất đất nước. Với quyết tâm mạnh mẽ của toàn Đảng, toàn dân ta ở cả hai miền Nam - Bắc đã biến quyết tâm ấy thành hiện thực.


Trong khi đó, Triều Tiên bị chia cắt ở vĩ tuyến 38, miền nam là Đại Hàn Dân Quốc, miền bắc là Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên. Với sự khác nhau về chế độ chính trị của mỗi miền, Nam Hàn chịu ảnh hưởng của Mỹ, còn Bắc Hàn là đồng minh của Trung Quốc, có thể nói mỗi quyết định chính trị quan trọng của hai quốc gia này đều ít nhiều bị ảnh hưởng từ hai đồng minh lớn của họ. Kể từ năm 1953 cho đến nay hai miền Triều Tiên vẫn ở trong tình trạng chiến tranh, chưa thể thống nhất. Những người cùng một dân tộc ở hai miền Triều Tiên luôn trong trạng thái sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh "huynh đệ tương tàn" có thể nổ ra bất kỳ lúc nào

Trong hoàn cảnh như vậy thì sự độc lâp, quyền dân tộc tự quyết ít nhiều bị ảnh hưởng.

Ngoài Triều Tiên, chúng ta còn thấy Trung Quốc. Năm 1949 Đảng cộng sản Trung Quốc lãnh đạo nhân nhân Trung Quốc tiến hành cách mạng thành công, thành lập chính quyền của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo phải rút chạy ra đảo Đài Loan và vẫn đứng chân ở đó cho đến tận bây giờ. Đảo Đài Loan vẫn nhận yểm trợ của Mỹ, vũ khí Mỹ, Trung Quốc vẫn chưa thể thống nhât.

Như vậy có thể thấy rằng những luận điệu nghi ngờ việc thống nhất hai miền Nam - Bắc Việt Nam là hoàn toàn mù quáng, sai trái. Họ muốn đánh đổi quyền độc lập, quyền dân tộc tự quyết là những quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm của mỗi dân tộc, mà Việt Nam đã và đang có được một cách khó khăn để đổi lấy những cụm từ "giá như" và "nếu như". Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lí ấy không bao giờ thay đổi". Việt Nam phải thống nhất, đó là tất yếu lịch sử.

Thái Sơn

Chia Sẻ Là Niềm Vui

Bài Viết Liên Quan

Bài Trước
« Bài Trước
Bài Sau
Bài Sau »