Góc Gối C - About US

Góc Gối C - About US

Góc Khối C là Blog có nội dung chủ yếu về Giáo dục - tuyển sinh, chia sẻ kinh nghiệm ôn thi đại học các môn Văn - Sử - Địa. Với mục đích giới thiệu kiến thức, chúng tôi có những bài viết về các chủ đề khác. Chúng tôi hoạt động chấp hành luật pháp Việt Nam nói chung, luật sử dụng Internet nói riêng. Luôn tôn trọng luật bản quyền. Một số bài viết thể hiện quan điểm cá nhân và văn phong riêng của tác giả. Chúc các bạn có những giây phút bổ ích với Góc Khối C! BQT

Những đồ ăn tốt cho sức khỏe mùa thi

Trong quá trình tư vấn sức khoẻ mùa thi, TS Hoàng Kim Thanh (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) thường thấy học sinh hay gặp phải một số vấn đề như: Căng thẳng dẫn đến đau đầu, mất trí nhớ, run chân tay, người mệt mỏi, đau bụng… Nguyên nhân chủ yếu là do các em ăn, uống, tập thể dục chưa điều độ, trong khi học quá nhiều, căng thẳng.


Quá trình ôn tập cho đến lúc đi thi, các em nên chú ý đến việc đảm bảo dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày. Các em nên ăn thực phẩm có chất đạm, béo, bột, vitamin muối khoáng. Những chất này có trong các món ăn như trứng, tôm, cua, đậu đỗ, dầu, mỡ, bơ, vừng, lạc, rau xanh, hoa quả chín.

Về đồ uống, các em nên uống từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày. Các em nên uống nhiều nước hoa quả; hạn chế uống nước có ga và các chất kích thích như rượu, bia, cà phê.

Nếu có điều kiện, các em cũng nên uống từ 1 đến 2 cốc sữa/ngày (hoặc ăn sữa chua). Tuy nhiên, nhiều em uống đến 4, 5 cốc sữa/ngày là không thực sự tốt.

Dù quá trình ôn thi, thời gian quý như vàng, nhưng các em cố gắng đảm bảo cho giấc ngủ tối thiểu phải 6 tiếng/ngày. Học sinh cũng nên ngủ trưa trong vòng 1 tiếng để giúp các bộ phận của cơ thể, cũng như tế bào não được nghỉ ngơi, phục hồi chức năng.

Các em chỉ nên học đến 12 giờ đêm, không nên học quá khuya. Nếu thấy đói, nên ăn nhẹ. Buổi sáng, không nên dậy trước 5 giờ sáng.

Cứ sau 45 phút ôn bài, các em nên tạm dừng, đứng lên, ra ngoài tập nhẹ để mắt được nghỉ và cơ thể đỡ mỏi. Nếu thấy quá căng thẳng, nên uống một cốc sữa nóng, hoặc trà nóng (nên uống trà tâm sen), nghỉ khoảng 15 đến 30 phút rồi tiếp tục ngồi vào bàn.

Trong quá trình ôn thi kéo dài, nhiều phụ huynh lo lắng, bắt con uống các loại thuốc bổ “tăng lực”. Tuy nhiên, bố mẹ không nên bắt các em tự uống thuốc như vậy, tốt nhất là cứ để các em phát triển tự nhiên. Còn nếu muốn uống thuốc, nhất thiết phải theo hướng dẫn của bác sĩ.

Hôm trước ngày thi rất quan trọng. Các em nên nghỉ ngơi thoải mái, không uống các chất kích thích như rượu, bia, cà phê. Nên đi ngủ sớm, ngủ đẫy giấc (nên đi ngủ từ lúc 9, 10 giờ tối). Nếu muốn ôn bài, thì chỉ nên xem lướt qua.

Buổi sáng hôm thi, các em nên ăn sáng bằng đồ tươi, sạch, tránh ăn quá no, tốt nhất là ăn ở nhà để đảm bảo vệ sinh.

Thanh Mai: tuyensinh.ussh.edu.vn

Chiến thuật giữ sức khoẻ mùa thi

Mùa thi rơi vào mùa nóng nhất trong năm. Làm sao để giữ một tinh thần sảng khoái và một sức khoẻ tốt? Các chuyên gia sẵn sàng cung cấp cho bạn một bí kíp trước khi “xông pha trận mạc”.



ĂN – Quan trọng lắm!

Ăn uống theo đòi hỏi cơ thể

Nghĩa là chỉ cần ăn đủ 3 bữa chính, mỗi bữa đều bảo đảm có đủ các nhóm thực phẩm: bột-đường-béo-đạm-xơ, và 2 bữa ăn phụ vào lúc xế chiều, và tối khuya. Thực đơn cho bữa ăn phụ chỉ cần một bát chè hoặc vài miếng bánh quy, một cốc sữa tươi hay một hộp sữa chua… là được.

Đến mùa thi, nhiều bạn ra sức nhồi óc heo, óc bò… với hi vọng là “ăn óc bổ óc”. Điều này thực ra không mấy cần thiết. Vì tất cả những món ăn khi vào cơ thể bạn cũng sẽ được “hô biến” thành năng lượng nuôi mọi cơ quan, nghĩa là bạn sẽ được bổ đủ thứ chứ không riêng gì… óc!

NGỦ – Cũng quan trọng không kém!

Những thói quen KHÔNG TỐT nên từ bỏ:

Ăn tối quá no
Nếu bạn ăn nhiều vào buổi tối, cơ quan tiêu hoá phải làm việc vất vả, mệt mỏi, khó tiêu, giấc ngủ sẽ đến với bạn rất khó khăn. Hôm nào lỡ ăn quá nhiều thì bạn nên thả bộ từ 30 – 45 phút, rồi tắm nước ấm; tạo không gian phòng ngủ thoáng mát, yên tĩnh… để vỗ giấc nhé!

Uống nhiều cà phê, trà
Khá nhiều bạn thú nhận thích uống cà phê hoặc trà để thức khuya học bài. Cảm giác an thần tạm thời giúp bạn “tỉnh như sáo” suốt đêm lại chính là nguyên nhân khiến bạn trở nên lờ đờ, khó tập trung vào hôm sau. Đó là chưa kể về lâu dài, các chất cafein trong cà phê, trà còn khiến bạn bị giảm trí nhớ. Vì vậy, sau 18 giờ, bạn không nên dùng các loại nước uống có chất kích thích này.

Học bài trên… giường ngủ
Đã khuya mà bạn vẫn chưa thanh toán xong đống bài vở? Lúc này nếu có cố nhồi nhét bạn vẫn sẽ không đủ tỉnh táo để hoàn thành hết đâu. Tốt nhất là bạn hãy tắt đèn, lên giường và ngủ một giấc thật ngon lành, sau khi đã để đồng hồ báo thức vào rạng sáng hôm sau. Dậy sớm học bài thay vì thức khuya học bài, bạn sẽ thấy rõ sự khác biệt đó!


THƯ GIÃN – Rất cần thiết

Có 3 cách phổ biến sau:

Chơi thể thao
Khi giải phóng năng lượng cho các bộ phận bạn cũng đang giải toả áp lực cho đầu óc của mình. Bạn có thể chọn một môn thể thao hợp với mình như: cầu lông, chạy bộ, bóng bàn, bơi lội… Chơi thể thao mức độ vừa phải (3 buổi/tuần) và không tăng liều lượng hơn giai đoạn bình thường.

Xem phim, nghe nhạc…
Xem phim hài, nghe nhạc nhẹ, đọc truyện ngắn, truyện vui cười… là một liệu pháp tốt cho những lúc đầu óc bạn “căng như dây đàn”.

Hít vào, thở ra!
Khi thấy mệt mỏi, bạn thử cách này xem: ngồi xuống ghế êm hoặc ngồi xuống nền nhà, mắt nhắm lại, đầu óc thư giãn, không suy nghĩ, hít sâu-thở ra chầm chậm, nhẹ nhàng khoảng 3-5 phút/lần. Thực hiện nhiều lần trong ngày, bạn sẽ thấy bớt căng thẳng.

Tuy nhiên cần lưu ý nhé: không nên chọn quá nhiều cách thư giãn, bạn sẽ dễ sa đà vào chuyện… nghỉ hơn học là tiêu tùng luôn!

Giờ mới đến HỌC

Học bao nhiêu tiếng là đủ?

Thời gian học với mỗi bạn không giống nhau. Tuy nhiên, nó đều có chung một nguyên tắc là tăng nhịp đều đặn thì bạn mới có thể tiếp thu kiến thức tốt và nhớ lâu được. Cụ thể, bạn không nên học dồn dập 3 tuần trước khi thi mà phải học trước đó ít nhất 3-4 tháng. Trong thời gian này, bạn nên học từ 2-3 tiếng/buổi, nghỉ ngơi giữa giờ từ 15-20 phút. 3 tuần sau cùng, bạn bắt đầu học giảm nhẹ, có thể chỉ còn 1-2 tiếng và tăng cường những giờ giải lao để đầu óc được “xả hơi”.

Rất nhiều bạn chỉ tập trung học vào một hai tháng cao điểm cuối cùng của mùa thi. Điều này hoàn toàn sai. Học “thần tốc”, khi bước chân vào phòng thi, kiến thức của bạn sẽ rất lung tung. Cho dù may mắn có nhớ bài, học và thi xong, chữ nghĩa của bạn cũng bay mất tiêu hoặc… “trả thầy trả cô” luôn rồi.

Mực Tím

Các nguyên tắc căn bản trong lựa chọn nghề nghiệp

Bằng việc đặt ra 3 câu hỏi then chốt, TS Phạm Mạnh Hà (Khoa Tâm lí học) gợi ý cho các bạn học sinh về các nguyên tắc căn bản trong lựa chọn nghề nghiệp.


“Tôi thích nghề gì?”
Muốn làm nghề gì trước hết bản thân phải thích nó, tức là hứng thú với công việc trong nghề, nếu không thích thì đừng chọn. Chúng ta không thể thay đổi nghề dễ như thay đổi cái áo được. Hơn nữa, ta không dễ gì đến với nghề khác theo sở thích của bản thân mình ngay sau khi ta đã chán nghề đã chọn…

Đối với người lao động, chỉ có niềm đam mê, hứng thú với công việc mới có thể giúp học vượt qua những khó khăn của nghề nghiệp, giúp họ ngày càng hoàn thiện nghề nghiệp để có được một sự nghiệp vững chắc.

“Tôi làm được nghề gì?”
Để trả lời câu hỏi này, phải tự kiểm tra năng lực học tập, năng khiếu, tính cách của mình có phù hợp với các yêu cầu của nghề đặt ra hay không. Vào nghề là phải mang tài năng ra phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. Năng suất lao động cao, thành tích hoạt động tốt… đều phụ thuộc vào sự phù hợp giữa năng lực, tính cách, thể chất đối với những yêu cầu của nghề nghiệp.

Cần nhớ rằng, có nghề mình thích nhưng không làm được, có nghề mình không thích (do chưa hiểu giá trị và ý nghĩa của nghề) nhưng nó lại đang kêu gọi tuổi trẻ gánh vác, cống hiến và chúng ta có năng lực đáp ứng. Trong trường hợp này, ta nên vì những giá trị và ý nghĩa của nghề làm căn cứ l ưạ chọn. Trong nhiều trường hợp, sự hứng thú, say mê đối với nghề dần được hình thành trong chính quá trình lao động làm việc trong nghề nghiệp đó.

“Tôi cần làm nghề gì?”
Câu hỏi này liên quan tới những điều vừa nói ở trên. Những nghề không có nhu cầu nhân lực, không nằm trong kế hoạch phát triển thì dù có thích hoặc có năng lực tương ứng thì ta cũng không nên lựa chọn. Vì thế, để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải căn cứ vào những mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, vào hướng phát triển kinh tế trong kế hoạch nhà nước, vào kế hoạch sản xuất và hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của địa phương mình. Nhận thức sâu sắc nội dung câu hỏi này, chúng ta có thể điều chỉnh, phát triển hứng thú và năng lực của mỗi cá nhân.

TS Phạm Mạnh Hà: tuyensinh.ussh.edu.vn

Sai lầm phổ biến trong chọn nghề

Khi đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời, nhiều bạn trẻ bắt đầu đặt cho mình câu hỏi mình thực sự yêu thích nghề gì, nghề đó có thực sự phù hợp với mình hay không, cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường như thế nào… Nhưng không phải tất cả các bạn có được câu trả lời thoả đáng.


Nhiều bạn cho đến sát ngày nộp hồ sơ cũng chưa quyết định được mình sẽ theo đuổi nghề nghiệp nào, trong khi có bạn lại có quá nhiều lựa chọn và không thể quyết định được một lựa chọn nào tối ưu. Và trong tình huống gấp gáp đó, việc lựa chọn nghề nghiệp của các bạn học sinh rất dễ dẫn tới những sai lầm.

Sau đây, TS Phạm Mạnh Hà sẽ nêu và phân tích một số sai lầm thường gặp ở các bạn học sinh khi lựa chọn nghề nghiệp.

Chọn nghề vì thu nhập cao và dễ xin việc
Thu nhập cao và dễ xin việc luôn là những giá trị hấp dẫn các bạn học sinh lấy làm căn cứ cho việc chọn nghề. Điều này không sai nhưng nó lại khiến các bạn quên mất chúng ta chỉ có thể kiếm được việc làm và được trả lương cao khi chúng ta đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của nhà quản lí cả viền kiến thức, kĩ năng và thái độ. Hơn nữa, khi các bạn bắt tay vào công việc lúc đó bạn mới nhận thấy ngoài tiền bạc bạn còn mong đợi một cơ hội để mình phát huy năng lực, có một môi trường làm việc thân thiện, phù hợp với tích cách của mình. Một lời khuyên cho bạn là khi chọn nghề hãy đặt ra 5 hay 6 yếu tố cần thoả mãn nhất thiết không hẳn cứ là tiền bạc hay cơ hội việc làm.

Có bằng đại học thì dễ xin việc hơn bằng trung cấp, cao đẳng
Thực tế hàng năm chúng ta có hàng ngàn bạn sinh viên ra trường ở mọi ngành nghề khác nhau nhưng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm. Nhiều bạn không thể chờ đợi công việc đúng chuyên môn đã phải đi làm đủ nghề để kiếm sống như chạy bàn trong quán bar, đi bán nước chè, bán quần áo… Trong khi đó, nhiều bạn sinh viên học các ngành như điện, hàn, nguội… tại các trường trung cấp, khi tốt nghiệp ra trường đã được các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhận về làm việc với thu nhập ổn định và nhiều cơ hội thăng tiến. Vì thế nếu nghĩ đơn giản rằng học đại học sẽ dễ xin việc hơn học trung cấp, cao đẳng thì đó là một sai lầm.

Chọn nghề theo sự thành công của người thân
Mỗi người đều có sở trường, sở đoản, tính cách, năng lực và sở thích khác nhau vì thế nghề này mang lại sự nghiệp cho người này nhưng chưa chắc đã mang đến thành công cho người kia. Ở nhiều gia đình, bố mẹ thường hay định hướng thậm chí bắt buộc con cái phải đi theo con đường nghề nghiệp mà bố mẹ đã có nhiều thành công. Truyền thống nghề nghiệp gia đình là một nhân tố quan trọng để các bạn học sinh phát triển sự nghiệp của mình. Nhưng sẽ là sai lầm nếu bản thân cố tình lựa chọn theo nghề của bố mẹ, người thân mà không tính tới sự phù hợp giữa năng lực, hứng thú của mình với các yêu cầu của nghề nghiệp.

Chọn nghề nhưng không hiểu hết các công việc của nghề
Chọn nghề nhưng không hiểu biết về những công việc mà mình phải làm sau này, nhưng khó khăn vất vả mình phải đối mặt… dẫn tới khi các bạn tốt nghiệp ra trường, đi làm rồi lúc đó mới nhận ra ngoài kiến thức chuyên môn được học thì bản thân không có đủ điều kiện cả về sức khoẻ, tính cách đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của công việc. Chọn nghề kiểu này sẽ dẫn tới những tác hại vô cùng nguy hiểm dẫn tới những sự cố đáng tiếc sau này.

Chọn nghề theo kiểu may rủi
Đôi lúc, nhiều bạn học sinh băn khoăn không biết lựa chọn nghề này hay nghề khác trong số danh sách các nghề mà các em cho rằng phù hợp. Bỏ nghề này hay chọn nghề kia luôn là một sự lựa chọn khó khăn vì bỏ nghề nào cũng tiếc. Trong tình huống này, một số bạn đã lựa chọn giải pháp chọn đại lấy một ngành rồi ngồi đó để hi vọng rằng mình đã chọn đúng. Một số bạn khác lại đi tìm các nhà tử vi, thầy bói hay cầu cúng để tư vấn cho bản thân lựa chọn một nghề nghiệp nào đó.

Chọn nghề nhưng không tính tới điều kiện, hoàn cảnh gia đình
Nhiều bạn trẻ với giấc mơ đại học cháy bỏng, với mong muốn thoát li khỏi cuộc sống nông nghiệp khó khăn, vất vả đã cố thi vào các trường đại học. Sau một vài học kì, chi phí đào tạo ngày càng tăng công với các chi phí sinh hoạt khác đã khiến cho nhiều gia đình không còn khả năng tài chính để đầu tư cho con cái vì thế nhiều bạn sinh viên phải bỏ dở giữa chừng.

TS Phạm Mạnh Hà: tuyensinh.ussh.edu.vn

3 Lời khuyên giúp bạn giảm căng thẳng khi bước vào phòng thi

Bạn thường xuyên hồi hộp, lo lắng trước phòng thi? Ai cũng có sự căng thẳng, lo lắng nhất định trước khi bước vào phòng thi. Một sự lo lắng, căng thẳng nhỏ có thể giúp cải thiện công việc của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn quá run và mất tự tin, bạn sẽ không thể làm bài thi một cách trôi chảy và như ý. Vì vậy, hãy đọc những lời khuyên này để có thể giảm bớt căng thẳng và lo lắng trước khi vào phòng thi.


1. Đừng cố gắng ghi nhớ quá nhiều
Việc đầu tiên của lời khuyên để đối phó với sự căng thẳng, lo lắng trước giờ G là đừng cố nhồi nhét quá nhiều kiến thức trong một vài tiếng thậm chí vài phút trước giờ thi. Hãy tập trung ghi nhớ những đề mục, hoặc những thông tin quan trọng. Nếu bạn cố gắng nhồi nhét quá nhiều sự kiện, kiến thức trong đầu của bạn, bạn sẽ không thể nhớ hết, thậm chí nhớ nhầm. Đừng gây áp lực cho bộ não của bạn.

2. Bắt đầu ôn bài thật sớm
Hãy bắt đầu ôn bài từ 2-3 tuần trước ngày thi thay vì “nước đến chân mới nhảy” Hoảng loạn đến phút cuối cùng sẽ không giúp được gì, bạn sẽ chỉ quên những gì bạn đã biết và không hiểu bất cứ điều gì khác. Bạn nên lập cho mình một kế hoạch học tập, sau đó hoàn thành kế hoạch đó bằng những nỗ lực của mình. Như vậy trong thời gian này chỉ còn 3 ngày nữa là đến kỳ thi rồi các bạn nên giữ cho mình đầu óc thoải mái, không căng thẳng, thư giãn giúp cho bộ não của bạn được nghỉ ngơi thư giãn trước khi bước vào kỳ thi. Những kiến thức của các bạn đã được trang bị trong suốt 12 năm qua rồi không phải chỉ có 1 tháng trước kỳ thi nên các bạn cứ yên tâm và lạc quan trước kỳ thi.

3. Thử một vài biện pháp giữ bình tĩnh
Nếu bạn rất lo lắng, bạn nên thử một vài biện pháp. Bạn có thể mang theo một chai nước và uống một vài giọt ở bất cứ nơi đâu. Bở vì việc uống nước lọc hoặc nước chanh đường có thể giúp bạn giảm căng thẳng. Bạn cũng có thể thử một số kỹ thuật thở như sau: Bạn nhắm mắt lại không suy nghĩ điều gì chỉ tập trung vào hít vào 1 hơi thở thật sâu rồi thở ra…. Bạn tập hít thở theo kỹ thuật trên tối thiểu 5 hơi thở sẽ giúp cơ thể bạn cảm thấy bình tĩnh hơn. 

Một số chia sẻ giúp ban an tâm trước kỳ thi

Nguyên tắc tránh bị hủy bài thi vì một số sai sót trong phòng thi.
Theo Quy chế thi tốt nghiệp THPT QUỐC GIA 2015, THÍ SINH bị hủy kết quả thi và cấm thi từ 1 đến 2 năm nếu vi phạm một trong các khuyết điểm sau: hành hung giám thị, giám khảo, người phục vụ của các hội đồng coi thi, hội đồng chấm thi, hội đồng phúc khảo; gây rối làm mất trật tự an ninh ở khu vực coi thi, gây hậu quả nghiêm trọng cho kỳ thi, khai man hồ sơ thi hoặc nhờ người thi hộ. Bị cảnh cáo trước hội đồng coi thi nếu chép bài của thí sinh khác hoặc cho thí sinh khác chép bài của mình. Đối với các trường hợp đi thi hộ sẽ hủy kết quả thi tốt nghiệp phổ thông, tuyển sinh vào các cơ sở giáo dục tại các kỳ thi cùng năm, buộc thôi học nếu đang theo học tại các cơ sở giáo dục, đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất, mức độ và hậu quả vi phạm.


Tránh một số sơ xuất nhỏ
Trong khi thi cũng cần hiểu rõ những quy định: rất nhiều thí sinh bị trừ điểm vì có thói quen vẽ đồ thị (môn toán) bằng bút chì trong khi quy định phải vẽ bằng bút mực. Có thí sinh vô tư dùng bút xóa trong khi quy định không được dùng bút xóa trong bài thi.

Cũng có các thí sinh mang điện thoại vào phòng thi. Nhiều thí sinh bị đình chỉ thi một cách oan uổng khi vô tình để chuông điện thoại reo trong túi quần hoặc túi áo.

Trước ngày thi, thí sinh cần chuẩn bị tất cả vật dụng cần thiết cho vào cặp táp, đến ngày thi cứ thế xách đi là không thể quên được. Trong khi thi cũng cần hiểu rõ những quy định: rất nhiều thí sinh bị trừ điểm vì có thói quen vẽ đồ thị (môn toán) bằng bút chì trong khi quy định phải vẽ bằng bút mực. Có thí sinh vô tư dùng bút xóa trong khi quy định không được dùng bút xóa trong bài thi. Có thí sinh mang bút chì để làm bài thi trắc nghiệm nhưng quên không mang dụng cụ gọt bút chì, chẳng may chì bị gãy không biết phải xoay xở làm sao. Thêm một lời khuyên nữa là khi đi thi cần đi sớm để tránh bị kẹt xe, xe hư... Những năm trước có một số thí sinh không được vào thi vì ngủ quên hoặc bị trục trặc xe cộ”.

Đặc biêt lưu ý: “Khi nhận đề thi, thí sinh nên kiểm tra kỹ số trang và chất lượng các trang in. Nếu phát hiện thấy đề thiếu trang hoặc rách, hỏng, nhòe, mờ phải báo cáo ngay với giám thị phòng thi, chậm nhất 15 phút sau khi phát đề. Thí sinh không được rời khỏi phòng thi suốt thời gian làm bài thi trắc nghiệm. Đối với môn tự luận, thí sinh có thể được ra khỏi phòng thi sau khi hết 2/3 thời gian làm bài của môn thi và phải nộp bài kèm theo đề thi, giấy nháp”.

Ở môn thi trắc nghiệm: Thí sinh ghi tên và số báo danh của mình vào vị trí tương ứng trong đề thi, xthí sinh mã đề thi (in trên đầu đề thi) và dùng bút mực hoặc bút bi ghi ngay ba chữ số của mã đề thi vào ba ô vuông nhỏ ở đầu các cột của khung mã đề thi. Sau đó dùng bút chì tô kín lần lượt theo từng cột ô có chữ số tương ứng với chữ số ở đầu mỗi cột, ghi mã đề thi của mình vào hai phiếu thu bài thi. Thí sinh tuyệt đối không ký tên vào phiếu thu bài khi chưa nộp bài. Trên phiếu trả lời trắc nghiệm chỉ được tô chì đen ở ô trả lời, không được tô bất cứ ô nào trên phiếu trả lời trắc nghiệm bằng bút mực, bút bi hoặc để lại ký hiệu riêng trên phiếu trả lời trắc nghiệm. Phiếu trả lời trắc nghiệm phải được giữ phẳng, không được gập và làm bẩn”.

Đặc biệt lưu ý: “Những ngày trước kỳ thi không nên thức quá khuya, cần đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc, ăn uống đủ chất và quan trọng là phải chuẩn bị tâm lý thật thoải mái. Nên chuẩn bị một túi đựng hồ sơ thi trong đó có thẻ dự thi, bút và các dụng cụ cần thiết, tránh bị quên và không nên mang các thứ rườm rà như hộp bút, túi vải... Để làm tốt bài thi cần đọc kỹ đề, sắp xếp thời gian làm bài và thời gian dò lại bài, làm theo thứ tự câu dễ trước, câu khó sau, lý thuyết trước, bài tập sau. Bí quyết để đạt điểm cao các môn tự luận không phải là viết càng dài càng tốt, mà là viết ngắn gọn, đủ ý và đúng trọng tâm.

Một kinh nghiệm nhỏ là khi đến trường thi cần đi vệ sinh trước và cũng để nắm vị trí khu vệ sinh gần nhất”.

Hy vọng những lời chia sẻ này sẽ giúp các bạn an tâm tự tin hơn trước kỳ thi.

Nguồn: Cung cấp giáo viên nước ngoài